Chữ Nôm là một trong ba thứ chữ được sử dụng trong lịch sử của dân tộc ta. Hai thứ chữ kia, chữ Hán và chữ Quốc Ngữ, đều có nguồn gốc rõ ràng, đều được chánh quyền coi trọng và được sử dụng chính thức trong các văn kiện hành chánh. Riêng chữ Nôm thì nguồn gốc và thời điểm sáng tạo cũng còn là nghi vấn. Ngày nay, chữ Nôm coi như đã mất hẳn vai trò của mình.
Nhưng chữ Nôm đã có mặt với dân tộc ta trong một thời gian dài để làm tròn vai trò của nó là ghi lại tâm tỉnh, tư tưởng của đông đảo người Việt ngoài tầng lớp trí thức thành đạt trong việc học và sử dụng chữ Hán. Các sáng tác văn chương đi sâu vào quảng đại quần chúng hầu hết được viết bằng chữ Nôm. Các câu ca dao, những bài thơ bài văn có tính cách tôn giáo cũng được ghi lại bằng chữ Nôm, ngay cả những tác phẩm viết bằng Hán văn cũng được phổ biến hơn nếu có bản dịch bằng chữ Nôm đi kèm, như trường hợp Chinh Phụ Ngâm, Bích Câu Kỳ Ngô… Gia tài văn hóa Việt phần lớn nằm trong các tác phẩm chữ Nôm, cho nên khi chữ Quốc Ngữ đã thẳng thể thì những người có hằng tâm đối với vấn đề này đã cố gắng tìm lục những bản văn viết bằng chữ Nôm rồi phiên âm ra chữ Quốc Ngữ để bảo tồn và phố biển. Càng ngày người ta cảng nhận chân rằng những sự phiên chuyển nói trên vốn chưa hoàn toàn và chưa hoàn tất. Nhiều trường hợp phiên âm có chỗ đáng đặt thành vấn đề, vì đã khiến cho tác phẩm bị hiểu sai hay được đánh giá sai. Quan trọng hơn hết là còn nhiều tác phẩm chưa từng được phiên âm bao giờ khiến cho học giới tưởng chừng là văn học Việt Nam chỉ ít ỏi có bấy nhiêu thôi. Văn Nôm, vi vậy, như một trầm tích cần khai quật để giới thiệu rộng rãi càng sớm cảng tốt. Sự phiên âm các tác phẩm viết bằng chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ, do đó, là một nhu cầu cấp thiết. Tìm hiểu sự phát âm của ông bà mình ngày xưa, cũng như cấu trúc của chữ Nôm qua từng thời đại, là việc nên làm, để thấy được quả trình chuyển biến của lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Quyền tự điền chữ Nôm này, thực ra, không chỉ ích lợi cho người nghiên cứu, tìm hiểu chữ Nôm không thôi, mà ngay cả những người không biết chữ Nôm nhưng quan tâm đến tiếng Việt và thơ văn Việt Nam cũng sẽ tìm thấy ở đây một kho tàng ngữ văn của người Việt Nam trái dài suốt bảy thể kỳ, từ thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XX. Mặc dầu mỗi từ mục không được cắt nghĩa như những quyền tự điển thông thường khác, người đọc vẫn có thể thấy được ý nghĩa của một từ tiếng Việt nằm trong văn cảnh của hàng loạt câu thơ, câu văn được trích dẫn ra từ các tác phẩm viết bằng chữ Nôm.
Các cách đọc mỗi chữ đều được tra cứu và thảo luận cẩn thận với tinh thần tất cả làm việc chung cho một chương trình, một mục tiêu. Nếu trong sự thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau hoặc trái ngược nhau, thì quyết định của số đông là quyết định được chọn. Có thể quyết định của đa số sau này học giới sẽ chứng minh là sai lầm, nhưng đây là phương cách làm việc mà Ban Biên Tập (BBT) tuân theo.
BBT chúng tôi sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới, tuổi đời khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, thậm chỉ có người chưa từng quen biết hay gặp mặt nhau, nhưng tất cả đều hướng về một mục tiêu chung, đó là bảo tồn và phát huy văn hóa Việt tiềm tàng trong các tác phẩm viết bảng chữ Nôm. Ban đầu, không kể thời gian gia nhập, trước sau gồm mười người, nhưng về sau có hai vị đã từ nhiệm vì lý do riêng, đó là học giả Alexandre Lê ở Pháp và nữ sĩ Hạt Cát (Trần Bạch Vân) ở Mỹ. Nhân đây, BBT xin gởi lời cảm ơn sâu sắc và nồng nhiệt đến anh Alexandre Lê và chị Hạt Cát về những đóng góp trước đây và cũng ước mong rằng chúng ta sẽ cộng tác với nhau trong những dự án khác sau này. Ngoài ra, BBT cũng hết sức cảm ơn anh Đỗ Quốc Bảo ở Đức đã góp phần tích cực trong việc chế tạo hai bộ chữ (font) Han Nom A và Han Nom B được sử dụng trong công trình này. Sau hơn ba năm nỗ lực, với sự trợ giúp của kỹ thuật điện toán tân tiến, BBT chúng tôi đã hoàn thành và phổ biến Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn ở dạng điện từ vào năm 2005, và đã nhận được nhiều ý kiến của người dùng. Dạng điện từ có những ưu điểm thời đại của nó, nhưng vẫn không thể phổ cập đến những ai ở xa đô thị, nhứt là những vị lớn tuổi, bản in lần này nhằm giải quyết điều đó. Xin chân thành cảm ơn Viện Việt Học (California, USA) đã ủng hộ tinh thần trong thời gian BBT làm việc và đã thực hiện việc ấn hành quyền Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn này. Mặc dầu đã cố gắng hết sức, ấn bản lần thứ nhất này chắc không tránh khỏi sai sót. BBT mong nhận được ý kiến của độc giả để các ấn bản sau này được hoàn chỉnh hơn.
Ban Biên Tập
Ngày 15 tháng 01 năm 2009