Tiếng chuông đồng hồ gõ vang mười hai tiếng làm cho cả nhà ông Thành Đạt càng thêm sốt ruột. Giọng bà Thành Đạt đầy vẻ lo âu:
– Mười hai giờ rồi. Tại sao nó vẫn chưa về thế nhỉ?
Một cô gái rất đẹp, có mái tóc dài thật dài, đôi môi đỏ mọng và gương mặt với làn da mịn màng lên tiếng:
– Không sao đâu mẹ. Nó về ngay bây giờ thôi.
Cả nhà lại im lặng. Không ai muốn nói thêm điều gì. Phía xa xa vẫn còn nhiều tiếng ồn ào của buổi trưa nắng gắt của con đường thành phố nhộn nhịp người xe. Thật lâu, một chiếc xe dừng lại trước cổng của ngôi nhà to và đẹp. Điều khiển chiếc xe ấy là một cô gái trẻ. Dắt chiếc xe vào nhà để xe rồi đủng đỉnh từng bước lên phòng khách. Bấy giờ, mới có tiếng nói:
– Bây giờ là mấy giờ rồi?
Cô gái trẻ cúi đầu:
– Con xin lỗi vì về muộn.
Vẫn cái giọng noí bực bội:
– Con biết là muộn sao? Con đi đâu mãi đến giờ mới về.
Cô gái vẫn nhỏ nhẹ:
– Dạ thưa ba, bạn con có buổi liên hoan cuối năm, vì vậy…
Chưa đợi hết câu, ông Thành Đạt đã gắt:
– Bạn với bè, con chỉ biết có vậy thôi. Vậy sao con không gọi điện thoại về báo cho ở nhà một tiếng, làm cả nhà phải nhốn nháo vì con?
Cô gái cắn môi đáp:
– Thôi đi, đừng có lần sau là được rồi. Con đi tắm đi.
– Dạ.
Đợi dáng cô gái khuất dần trên chiếc cầu thang hình xoắn ốc, ông Thành Đạt lại noí:
– Biêt” bao giờ nó mới bằng chị Hai nó?
Bà Thành Đạt ôn tồn:
– Nói gì vậy ông, con gái mà nghe được thì nó lại buồn.
– Buồn gì! Nếu biết buồn, nó phải biết phấn đấu chứ.
Bà Thành Đạt quay sang cô gái đẹp:
– Con làm gì mà im lặng vậy Như Ngọc?
Cô gái đẹp có tên là Như Ngọc khẽ cười nhìn mẹ:
– Con không biết phải nói gì hết. Em con nó cũng rất ngoan rồi.
– Tôi tính thế này, hay ta gả bé Đồng cho cháu DT.
Bà Thành Đạt ngạc nhiên:
– Anh noí gì vậy? Cái Đồng mới hai mươi hai tuổi thôi mà.
– Thì hai mươi hai tuổi cũng gả được rồi. Cháu DT cũng đâu có tệ.
– Biết rồi, nhưng con gái chúng ta còn quá trẻ. Vả lại, tính nó bướng thế…
– Thì đó. Bướng quá nên tôi mới gả cho xong.
– Bộ ba ghét con lắm sao mà đòi gả cho xong?
Giọng cô gái trẻ đầy vẻ trách móc, ông Thành Đạt nhìn con:
– Thể Đồng à! Ba thương con không hết, ở đó mà ghét bỏ gì con.