Khi khởi sự viết tác phẩm này này tôi tự thấy mı̀nh đang phải đương đầu với một vấn đề xã hội nan giải, một thách thức tâm lý tế nhị, đó là sự nhı̀n nhận các tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm, ma túy ở góc độ nào?
Đã gọi “tệ nạn” tất nhiên là không tốt đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh nào đó chúng có thể được cảm thông không? Được bênh vực không?. Thật nực cười khi kẻ tham nhũng hàng trăm, hàng ngàn tı̉ đồng lại ra lệnh truy bắt những thằng móc túi, ông chủ vũ trường, quán bia ôm lại ra lệnh bỏ tù những cô gái đứng đường, trùm ma túy lại ra lệnh còng tay con nghiện!
Đọc Nam Hoa Kinh của Trang Tử, tôi tı̀m thấy một câu chı́ lý: Thiết câu giả tru, thiết quốc giả hầu (ăn cắp một cái móc câu thì bị tội chết còn ăn cắp một nước thì được làm vua). Câu ấy giúp tôi có thêm tự tin để đứng về phı́a những con người được coi là tệ nạn xã hội mà viết nên tác phẩm này.
Tuy nhiên tôi không chọn góc độ của một nhà đạo đức, một nhà xã hội học hay một nhà mô phạm để quan sát họ, mô tả họ hay bày tỏ tı̀nh cảm với họ. Tôi chọn góc độ của một gã lang bạt, một tay có biệt danh là “Bù Khú Tiên Sinh”.
Đào Hiếu 10/12/2010