Thạch lam
Có lẽ không bao giờ Việt nam còn xuất hiện một ngòi bút đặc biệt như thạch lam nữa. Ông là một nhà văn sống trong nghèo khổ, nên tất cả những gì ông viết về cuộc sống của người dân trong thời kỳ pháp thuộc đều chân thực mà đau xót biết nhường nào. Ông thường viết về những truyện mà không có cốt truyện, kết thúc mở nhưng lại gợi cho con người ta một nỗi buồn man mác, đặc biệt là trong tập nắng trong vườn này với bác Cả và hai đứa trẻ. Mình đọc cmt thấy có bạn cho 3 sao và k thích cái kết mở của thạch lam. Mỗi người một sở thích, mỗi người một cảm nhận, nhưng việc bỏ qua một phong cách văn hiếm thấy thế này thì quả là hối tiếc
Nhẹ nhàng và sâu lắng
Đã biết đến Thạch Lam qua tác phẩm Hai đứa trẻ nhưng khi đọc được cuốn sách này tôi lại càng thấy ấn tượng và yêu thích hơn văn của ông.Những câu truyện của Thạch Lam đặc biệt vì nó là ‘truyện không có chuyện’,không có các tình huống cao trào,kịch tính và kết thúc thường mở,không cụ thể.Song chính điều đó làm nên cái đặc biệt,cái hay cho các tác phẩm của Thạch Lam.Đồng thời khi đọc tác phẩm này tôi cũng thấy được những quan điểm,cái nhìn mới mẻ của tác giả về cuộc sống,về con người xung quanh.Như khi tác giả nhìn ra được vẻ đẹp trong tính cách của một người phụ nữ ‘Tây’ trong khi ở thời điểm đó hầu hết các tác phẩm khác đều lên án cách hành xử của người phương Tây đang xâm lược nước ta.Riêng về hình thức sách tôi cảm thấy rất hài lòng,bìa sách đẹp,chất lượng giấy cũng tốt.Nói chung đây là một cuốn sách hay mà những ai yêu mến văn học Việt Nam nên tìm đọc.
Đẹp và thơ thẩn
Biết tác giả Thạch Lam qua tác phẩm Hai Đứa Trẻ hồi học phổ thông, và rất cảm mến giọng văn từ tốn và giàu chất thơ của ông. Khi đọc Nắng Trong Vườn mình cảm thấy rung động trước những số phận nghèo khổ của người dân Việt Nam thời kì pháp thuộc. Với lối viết tinh tế, nhẹ nhàng khiến mọi sự việc, hành động trôi dần dần qua như con suối nhẹ, dễ dàng lắng đọng trong tâm hồn. Ngoài ra, sách còn được thiết kế rất đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài nên càng khiến mình thêm yêu thích quyển sách hơn.
Gần hết mùa hè năm… tôi không rời bỏ Hà Nội một cách đột nhiên. Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhẩy múa trên mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba ở mà đã lâu năm tôi chưa về thăm.
Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố, và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.
Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tầu, tôi mải mê ngắm dẫy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và trè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.
Xuống ga, một cái ga nhỏ gần tỉnh P., không có ai ra đón tôi cả. Tôi biết trước, vì khi đi tôi cũng không gửi giấy báo cho ông Ba biết. Tôi muốn đến một cách bất thình lình.
Chiếc cập cắp ở nhác, tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc lên giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng, và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi bao la.
Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.