Cạnh sông Hoàng Vua An Dương Vương Bà cụ (mẹ nàng Tiên nhỏ) Gà tinh Cú Tinh An Dương Vương (Đang đi đi lại, rồi ngẩng đầu lên nhìn trời và nhìn ra bốn xung quanh). Trời đêm nay yên tĩnh quá. Lại nhiều sao. Có sông Hoàng soi chiếu, sao lạ càng nhiều. Giá không có giặc, đất nước này còn làm thêm được bao nhiêu chuyện tốt lành. Cái vùng Phong Khê này còn đẹp nhiều hơn nữa. Nhưng thôi, giặc giã là chuyện không tránh được. ạng cha ta đã bao lần đánh giặc rồi. Bây giờ là đến lượt ta! Rồi từ nay về sau, ai mà biết trước được người nước này còn phải đánh nhau với bao nhiêu loài giặc dữ khác… (lại đi và nhìn lên trời. Bỗng vua dừng lại và nhìn theo một dải sương trắng mỏng đang bay nhanh). ồ! Lạ thật! Trời không có gió sao lại có dải sương bay nhanh như thế kia? Ta chưa hề thấy có dải sương nào bay nhanh và đẹp như vậy. Sương hay không phải là sương? (lắc đầu). Đêm bao giờ cũng bí ẩn. Trên trời cao… Dưới đất sâu… (lại dừng lại và nhìn ra phía gò xa). kìa lại có vật gì trắng trắng, nhờ nhờ, chạy vút đi rất nhanh ở phía đằng kia. Con vật gì đó hay chỉ là một đám bụi không đâu? (lại đi đi lại lại). Trời Sinh đêm, lại Sinh ngày. Cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào tiếp theo cái nào? Hay ngày và đêm lại có cùng một lúc? Cái nào thuận cho việc đắp thành, giữ nước? Cái nào lợi cho việc giặc nấp giặc vào? ại, ta làm sao ngủ được khi thành kia chưa xây xong mà giặc giã thì đã đến gần từng canh một… May mà việc xây thành cũng chưa thấy có kẻ nào chống phá. Đáng mừng là ta đã trừ sạch loài gian.
(Dừng lại nhìn về phía cây đa to). Hai năm trước, tại gốc đa kia, ta đã chặt đầu mấy tên bán nước. Từ bấy đến nay, cũng tạm yên lòng. Nhưng ai mà biết được! Hoa thơm, hoa thối, quả lành, quả độc, người tốt, người xấu, không thể thiếu trên mặt đất này! (Lại đi) Thôi ta phải tìm các bô lão để xem việc tế trời và cầu thần đã lo được đến đâu. (vào) (Sân khấu im lặng một lúc lâu. ánh sáng từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng đục. Gà tinh lù lù xuất hiện. Mình người nhưng đầu gà. Mào cao, tím bầm, rủ qua một bên. Một con mắt bị chột, một túm lông trắng lòa xòa ở cổ -Như từ xa mới về, Gà tinh có vẻ mệt nhọc, mỏ há ra để thở, cổ phập phồng rất rõ và gấp…)
…Không hiểu do đâu, một hôm tôi bỗng nảy ra cái ý định: nhờ anh Thế Lữ đọc hộ cho cái bản thảo tôi đã viết đi
viết lại bốn lần. Đó là vở “Nàng Tiên nhỏ Thành ốc”. Hôm ấy, anh Thế Lữ đang ngồi trên chiếc ghế xích đu, thì tôi gõ cửa bước vào (Hồi ấy, không có tê lê phôn để báo trước xin gặp như bây giờ – cứ đánh du kích cả trong truyện đi thăm như vậy thôi) chị Song Kim đang ngồi đọc báo ở trong nhà. Anh nhận lời đọc giúp tôi và hẹn ngày gặp lại. Tôi hồi hộp, nhưng vẫn hy vọng – vì hai người đọc trước đều không chê vở kịch của tôi. Nhưng đó là hai nhà thơ – còn bây giờ là một nhà thơ kiêm một nhà viết kịch bậc thầy! Đúng ngày hẹn, tôi trở lại, vừa thấy tôi, anh Thế Lữ đã nói ngay:
– Tôi đã đọc xong trước ngày hẹn gặp lại anh! Anh không cười vui vẻ như hôm trước. Chết rồi! Chuẩn bị tư tưởng mà nghe anh ấy chê. Anh vẫn nhìn tôi với đôi mắt to, cách xa nhau hơn mắt người thường, nên nhìn lúc nào cũng như đang mơ về đâu đâu. Anh mời tôi uống nước rồi vào chuyện luôn.
– Tôi đã đọc rất nhiều những vở kịch viết về các nàng tiên… Tôi thích nàng tiên này của anh lắm -Vì đây đúng là một nàng tiên Việt Nam -Tôi không nói quá đâu -Hình như anh viết vở này cũng khá công phu nhỉ?
– Vâng, tôi viết đi viết lại đến bốn lần rồi – Mong anh cho nghe ý kiến để tôi sửa thêm – Tôi viết kịch chưa nhiều, chưa có chút kinh nghiệm nào cả.
– Nhưng trước khi viết, anh chuẩn bị có lâu không?
– Tôi có đọc những tài liệu về Cổ Loa và các Vua Hùng mà tôi mua được.
– Nhưng còn nàng tiên nhỏ?
– Tôi yêu các em bé nên tôi muốn có một nàng tiên nhỏ trong số các nàng tiên đến giúp An Dương Vương.
– Anh bảo đã viết đi viết lại bốn lần à? Lần đầu anh viết thế nào?
– Tôi dàn ra thêm mấy hồi, mấy cảnh… Nhưng viết được hai hồi thì tôi dừng lại. Tôi cảm thấy hơi bị gò thế nào ấy – Tôi sực nhớ lại Puskin cũng có viết bốn vở kịch cho thiếu nhi, tôi bèn đến Hội Nhà văn mượn tuyển tập Puskin và đọc cả bốn vở. Đọc đến vở thứ ba tôi vẫn chưa rút ra được gì cả. Đến vở tứ tư, vừa dở ra đọc, tôi bỗng phát hiện ra một điều trong cả bốn vở của Puskin, không có vở nào, tác giả dàn thành hồi, thành cảnh cả. Mà toàn là cảnh… Vì sao thế nhỉ. Nghĩ mãi tôi mới tạm suy ra như thế này: có lẽ vì Puskin muốn vở kịch của mình uyển chuyển, mềm mại hơn là nếu dàn thành hồi, thành cảnh chăng? … Thế là sau đó, tôi phá vỡ cái bố cục cũ và dàn ra thành chín cảnh (Tôi rất thích con số chín có lẽ do hai chữ cửu trùng đã nhập vào đầu từ bé).
– Hay đấy! Còn mấy lần sau? Tôi có cảm giác rất rõ là không phải anh nghi ngờ về việc tôi nói đã viết đi viết lại bốn lần, mà xem cách làm việc của tôi như thế nào để anh dễ góp ý.
– Ba lần sau chỉ là chữa về câu, về lời đối thoại và thêm chi tiết, thêm ý, cho nó thơ hơn, sâu hơn thôi và tô đậm nét hơn về các nhân vật chứ không đụng gì đến bố cục nữa.
– Tôi đọc thôi, cũng đã thấy được công sức anh đã bỏ ra… Anh dừng lại, như để cân nhắc thêm điều anh sắp nói với tôi. Anh lại nhìn tôi. Ại đôi mắt anh lúc ấy, đến giờ, còn như đang trước mắt tôi… To và trong sáng, đầy vẻ nhân hậu và bao dung, bỗng anh nói luôn một hồi.