Từ gần một trăm năm nay, “ Khoa cử Hán học” với “ Lều chõng” đã vắng bóng trên đất nước ta. Là nhân chứng và cũng là nạn nhân của trận cuồng phong “ giáo dục hán học sụp đổ”, Ngô Tất Tố có “đủ tư cách, đủ thẩm quyền” mà ít ai sánh kịp, để thỏa sức viết về học hành, thi cử, về giới nhà Nho của thời xưa.
Lều chõng đã tái hiện một cách sinh động, sắc nét, giúp các thế hệ hậu sinh lội ngược dòng thời gian để khám phá về Lều chõng – không gian có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ liên quan chuyện văn chương, chữ nghĩa mà còn gắn bó mật thiết đến vận mệnh đại sự của quốc gia, đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước.
Thành công đặc sắc của Lều Chõng là nói lên “ bi kịch” của giới nhà Nho – lớp trí thức thời xưa. Vô cũng ngám ngấm với kiếp sống đam mê nuôi ảo tưởng khát khao “ cuộc đời vàng son” khi thành đạt, suốt đời lăn lộn, lao đao tìm đường tiến thân bằng “ khoa cử”, sau khi vỡ mộng, “ kẽ sĩ” đã thức tỉnh, rũ bỏ tâm lý “đam mê hoài vọng về khoa cử” để trở về với đời thường.