Ra khỏi sở cảnh sát, Bình cứ thẫn thờ. Bước đi vô định. Đất dưới chân như muốn sụp xuống. Thời gian gần đây, cũng đôi lần Bình có linh cảm điều chẳng lành sẽ đến … Nhưng điều này hoàn toàn Bình chưa hề nghĩ đến. Không hình dung nổi. Giá như còn ở nhà, bên cạnh bố mẹ, Bình đã kệ. Đến đâu hay đó, hơi đâu phải lo, có gì đã có ông bà “bô” rồi! Vừa đi vừa nghĩ, Bình chìm đắm trong những mông lung, không định hướng. Có lẽ Bình đã bước, chân bước mà đầu chẳng biết sẽ đi đâu, về đâu, nếu như bỗng nhiên Bình không nghe thấy tiếng gọi: – Bình đấy à? Cậu đi đâu thế này? Sao mặt xanh mày xám, không cắt nổi một giọt máu thế kia? Mà áo khoác đâu? Mặc thế này không lạnh à? Bình ngẩng lên, hóa ra Mai. Mai ở cùng tầng trong ký túc xá với Bình. Cạnh phòng Mai là phòng Hạnh. Còn phòng Bình ở cuối dãy hành lang. Mai và Hạnh đêề là sinh viên năm thứ hai của trường Đại Học Tổng Hợp thành phố Ren ( Rennes ) cách Pa ri ( Paris ) chưừg 500 ki lô mét. Mai học Kinh tế, còn Hạnh học khoa Luật. Bình mới vào ở ký túc xá được mấy tháng, nhưng đôi khi cũng nghe theo số bạn lười học vẫn hay đả kích hai bạn gái chăm học này, nên ở gần nhau mà chẳng mấy quan hệ, gặp nhau ở hành lang, cầu thang hay sân chơi tập thể thì cũng chỉ chào nhau lấy lệ thế mà thôi..
Trích dẫn :
Cách đây một tuần, đang nằm xem ti vi tại nhà, Bình chợt nhớ ra đã đến lúc phải đi làm thủ tục giấy tờ, xin gia hạn thẻ lưu trú. Những sinh viên như Bình, dù là đang học tiếng hay đã là sinh viên các trường đại học, học tự túc hay có học bổng. Sở Cảnh sát chỉ cấp cho một tấm thẻ, dán vào hộ chiếu, có giá trị một năm. Một hay hai tháng, trước khi thẻ lưu trú hết hạn, người sở hữu phải lo mà đi khai và làm lại.
Cũng như những lần trước, Bình phải thức dậy thật sớm, mặc dù Sở Cảnh sát chỉ mở cửa vào 9 giờ sáng. Thường phải đến sớm bởi có rất đông người xếp hàng rồng rắn ở ngoài trời. Bình uống quấy quá cốc sữa tươi rồi mặc nhanh quần áo, chạy ra bến tàu điện ngầm. Ra khỏi nhà mới có 7 giờ sáng, đến sở Cảnh sát là 8 giờ kém 15 phút, vậy mà đã có khoảng ba , bốn trăm người đứng sẵn đó rồi. Dù đã trang bị đồ ấm khá kỹ, đôi bàn chân và đôi bàn tay Bình cứ cóng cả lại. Bình đút cả hai tay vào túi áo khoác. Còn đôi chân cứ cứng đơ đơ như mất hết cảm giác. Tập hồ sơ đành kẹp vào nách.
Nhìn ai cũng cùng tâm trạng như mình, muốn được đến lượt ngay, được giải quyết mà không bị hạch sách điều gì, Bình bỗng thở dài ngao ngán. Đông như vậy mà hầu như chẳng ai nói với ai, chỉ trừ khi họ đi đôi hay đi ba mà thôi. Nét mặt ai cũng căng thẳng. Tội nghiệp nhất là cặp vợ chồng trẻ có con còn quá bé mà cũng chẳng được ưu tiên lên xếp hàng trước, cũng chẳng đòi hỏi gì. Mẹ đứng xếp hàng lâu, đứa bé mặc dầu được ủ chăn ấm và ngồi trong cái xắc mẹ địu trên lưng, vẫn cựa quậy nhiều vì chắc khó chịu. Bé đưa mắt nhìn mọi người xung quanh, dường như thấy toàn người lạ, bỗng bé khóc thét lên. Mẹ bé nói với ngừơi đàn ông đứng bên cạnh, Bình đoán có lẽ là chồng chị ta :
– Anh đứng xếp hàng đây, em cho con ra ngoài một lát.
Hai mẹ con đi đâu đó một lát rồi quay lại. Ngán ngẩm vì cửa vẫn đóng im ỉm mà người đến xếp hàng vẫn từ đâu ùn ùn kéo tới. Phía dưới, hình như có một người da đen đang thản nhiên vượt dòng người đi lên gần đến chỗ Bình, chẳng ai nói gì, đột nhiên, một chị đứng ngay sát Bình phản ứng. Lúc đầu Bình chẳng đế ý. Phần thì tính Bình chẳng thích quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanhn không mấy liên lụy đến mình, phần thì Bình đâu làm gì được với vốn tiếp Pháp ít ỏi của mình. Đứng trước Bình và cặp vợ chồng trẻ nọ là hai cô sinh viên người Châu Á. Họ là người nước nào, ngay từ đầu Bình không cố tìm hiểu. Bình nghĩ nếu họ không phải là người Nhật, Hàn Quốc thì cũng là người Việt Nam, Trung Quốc hay Thái Lan gì đó. Điều đó đối với Bình cũng chẳng có gì là quan trọng. Trong khi đó hai cô gái này lại to nhỏ tỷ tê chuyện trên trời dứơi đất. Chỉ một giây sau, Bình cũng biết đích xác họ là đồng bào của mình. Họ cũng đi xin gia hạn thẻ lưu trú như mình chăng ? Bình tự hỏi nhưng không chủ động bắt chuyện.