Căn cứ vào thứ bậc tuổi tác trên chúng ta thấy Khiết, Khóa và Lãng ở vào cùng thế hệ, tạm mệnh danh là thế hệ Nguyễn Thái Học vì họ có trực tiếp tham gia hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng phong trào phục quốc của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Còn năm người kia: Hãng, Hiền, Tân, Kha, Miên thuộc thế hệ sau, trưởng thành trong cuộc khói lửa toàn dân kháng pháp 1946- 1954
Kể ra theo lề lối nghiêm chỉnh xưa của các cụ, quan niệm khắt khe về hai chữ hiếu đễ, trên kính dưới nhường, thì hai thế hệ trên khó mà có sự gần gũi thân mật như vậy. Bậc đàn anh xét nét, nghiêm cẩn; lũ đàn em khép nép, ngưỡng mộ, vâng lời. ở đây tuy đôi bên chênh lệch tới mười ba tuổi( người cao niên nhất là Khiết sinh năm 1913, người trẻ nhất là Miên, 1926), nhưng nhờ cả hai thế hệ đã thắm nhuần văn hóa Tây phương nên sự gặp gỡ và thông cảm của họ có phần dễ dàng.
Chao ôi, họ thân quý nhau như Lưu Bình, Dương Lễ, đùa cợt nhau như lũ hề yêu đòi- ngay cả những khi thất bại đau đớn nhất.
Theo thứ tự tuổi tác thì Khiết(1913) đứng đầu, theo quyền ưu tiên của nhân vật thì Miên(1926) đứng đầu, nhưng câu chuyện không khởi đầu bằng Khiết, chẳng bằng Miên mà bằng Tân(1923). Nào xin mời các bạn bắt đầu vào thề giới của tác giả. Nói là thế giới của tác già, kỳ thực là thế giới của chúng ta, nóng hổi thực tại đất nước.