Kể từ khi bộ “Từ điển Nga-Việt” (gồm hai tập) của Alika- nov K.M., Ivanov V.V. và Malkhanova L.A. ra mất độc giả lấn đầu năm 1977 đến nay đã gần 30 năm. Đó là bộ từ điển Nga- Việt lớn nhất trong thế kỷ 20, được người dùng đánh giá cao và được nhà xuất bản «PyccKHĂ H3BIK» ấn hành ba lần vào những năm 1977, 1979 và 1987 với tổng số lượng trên 120 nghìn ấn bản. Về sau, ở Việt Nam, một vài nhà xuất bản cũng đã in lại nhiều lần – dưới dạng sách hay đĩa.
Tuy nhiên, trong gần ba thập niên qua, ở hai nước Nga và Việt Nam đã diễn ra biết bao biến đổi lớn lao về mọi mặt, còn trên thế giới cũng đã xảy ra nhiều sự kiện mới mẻ chưa từng thấy, trong mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế, xã hội và nhất là khoa học, kỹ thuật. Do đó, ngôn ngữ của hai nước cũng đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Kho từ vựng Nga và Việt Nam phong phú hơn lên rất nhiều trong thời kỳ toàn cầu hoá và phát triển mạnh kinh tế thị trường cũng như mạng lưới Internet. Tình hình đó cấp thiết đòi hỏi phải có một bộ Từ điển Nga-Việt mới, hiện đại phù hợp với nhu cầu của thời đại mới.
Chính vì thế, hai tác giả chúng tôi – K.M. Alikanov và I.A. Malkhanova – quyết định biên soạn bộ “Từ điển Nga-Việt mới” với khối lượng lớn hơn nhiều so với các từ điển đã ra trước đây, và hy vọng rằng công trình cùng làm trên mười năm này sẽ đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập tiếng Nga cũng như tiếng Việt của các bạn dùng từ điển trong thời đại mới, thời đại đầu thế kỷ 21. Từ điển này dành cho các cán bộ chuyên môn Nga và Việt Nam, cho sinh viên, giảng viên, cán bộ khoa học và thực hành, người dịch, và nói chung, cho những ai muốn nghiên cứu, học tập tiếng Nga, cũng như tiếng Việt.
Trong từ điển này, chúng tôi cố gắng phản ánh nhiều từ ngữ hoặc cụm từ mới xuất hiện sau khi ở nước Nga đã diễn ra những biến đổi rất căn bản trong các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội hồi thập niên 90 thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, cố gắng phản ánh kho từ vựng mới của tiếng Nga. Về tiếng Nga, trong từ điển này, ngoài ngôn ngữ văn học hiện đại thông dụng, chúng tôi đưa thêm nhiều thuật ngữ cần thiết của các ngành khoa học, kỹ thuật (nhất là những ngành mới phát triển trong ba thập niên gần đây, như điện tử học, tin học…), của các ngành kinh tế học, chính trị học, xã hội học, y học, nghệ thuật, thể thao, tôn giáo, v.v…. Còn về tiếng Việt, chúng tôi cố gắng phản ánh những thay đổi mới mẻ trong tiếng Việt, những từ mới xuất hiện và những cách viết mới của tiếng Việt thường thấy trên sách báo Việt Nam ngày nay. Để có được sự thống nhất trong chính tả của tiếng Việt, chúng tôi dựa theo “Từ điển Tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên. Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, 2000”. Cũng vì thế, chúng tôi không viết những từ như “đi giầy”. “giàu có”, “dạy học”, “thầy giáo”, “bóng bảy”, “thứ bẩy”, “xử dụng”, “xám hơi”, “dèm cửa”, v.v.. mà viết “đi giày”, “giàu có”, “dạy học”, “thầy giáo”, “bóng bẩy”, “thứ bảy”, “sử dụng”, “sám hối”, “rèm cửa”…
Về cách phiên những từ ngữ nước ngoài, thì chúng tôi xuất phát từ nhận định rằng trình độ học vấn chung của giới trẻ Việt Nam đã nâng cao hơn trước, để phù hợp với xu hướng hội nhập của Việt Nam vào nền văn minh toàn cầu hoá, nên các từ ngữ, nhất là thuật ngữ khoa học, kỹ thuật, cũng như các địa danh, chúng tôi có dùng cách phiên âm gần với hoặc giống với thuật ngữ quốc tế. Chúng tôi coi đây là một hướng tiến bộ phù hợp với thời đại toàn cầu hoá trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, để tránh sự bỡ ngỡ cho các bạn đã quen dùng lỗi phiên âm cũ thì trong từ điển chúng tôi cũng để cả cách phiên cũ, đặt sau cách phiên mới. Vả lại, những thuật ngữ cũ vẫn còn thường gặp trên sách báo thế kỷ trước.
Bộ “Từ điển Nga-Việt mới” này có trên 50 nghìn từ trong ngôn ngữ văn học Nga hiện đại thuộc các lĩnh vực khác nhau, cũng như một số khẩu ngữ, từ thông tục và đôi khi cả những tiếng lóng thông dụng. Nghĩa của mỗi từ được phân tích và giải thích chi tiết, kèm theo nhiều ví dụ, nhiều cụm từ, nhiều thành ngữ Nga để minh hoạ. Các tác giả cân nhắc, chọn lọc kỹ lưỡng các từ và cụm từ Việt để dịch chính xác các từ Nga. Để giúp người dùng từ điển nghiên cứu, học tập tiếng Nga và tiếng Việt được thuận lợi, mỗi từ Nga, cụm từ Nga, nhất là những thành ngữ, tục ngữ Nga khó hiểu đều có đưa ra những cách dịch khác nhau bằng tiếng Việt. Có thể nói, mỗi từ Nga thường kèm theo một loạt từ đồng nghĩa hoặc gần như đồng nghĩa – có khi mang sắc thái tu từ khác nhau – để người dùng dễ chọn được cách dịch tối ưu thích hợp với văn cảnh nhất định. Các từ về động vật, thực vật, chòm sao… đều có ghi thêm thuật ngữ Latin để tiện xác định về mặt khoa học.