Tân Nguyên Đạo luận về tinh thần của triết học Trung Quốc, trình bày sự tiến triển của các dòng chủ lưu của triết học Trung Quốc, phê bình những mặt được mất, và nhấn mạnh địa vị của tâm lý học trong lịch sử triết học Trung Quốc.
Trong Tân Nguyên Đạo tác giả thường nhắc đến một số khái niệm mà ông dùng trong quyển Tân Nguyên Nhân. Để đọc giả có thể theo dõi dễ dàng, sau đây là tóm tắt của Tân Nguyên Nhân:
Tân Nguyên Nhân là triết học về nhân sinh, luận về kiếp người và bốn cảnh giới của nó:
1- Cảnh giới tự nhiên (con người sống theo bản tính hay tập quán tự nhiên)
2- Cảnh giới công lợi (con người sống vì lợi ích cá nhân, vụ lợi riêng cho mình)
3- Cảnh giới đạo đức (con người sống vì lợi ích của tha nhân, của cộng đồng)
4- Cảnh giới thiên địa (con người hiểu được ý nghĩa của con người đối với vũ trụ, biết sống hợp nhất với vũ trụ)
Công dụng của triết học là giúp con người chuyển hóa từ hai cảnh giới trước sang hai cảnh giới sau, tức là nhằm sống đạo đức và hợp nhất với trời đất. Xin đọc thêm phần tóm tắt Tân Lý học của Phùng Hữu Lan trong bài phụ lục “Biển rộng trời cao ta vút bay”