Bầu trời xanh thẳm, ánh nắng chói chang, sóng biển lấp lánh, những ngôi nhà nhỏ vách trắng, những rừng cây xanh bạt ngàn… đó là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp mà bạn sẽ nhìn thấy khi đặt chân đến Hy Lạp, một vùng đất luôn thu hút bước chân của du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan, khảm phá. Dưới ảnh nắng chiều tà, thành Athens hiện lên thật uy nghi nhưng vẫn hết sức hiền hòa. Đất nước Hy Lạp với vố số nhân vật thần thoại cùng vĩ nhân đã khiến cho từng viên ngói, từng viên gạch còn lưu lại từ một thời kỳ xa xôi đều tỏa ra một ma lực thần bí, lôi cuốn bạn, vỗ về bạn và củng khiến bạn phải kinh hoàng sửng sốt. Tại Athens, cho dù đứng ở góc nào, bạn đều có thể trống thấy tòa Vệ thành Acropolis cao 156m so với mặt biển, tọa lạc trên đỉnh của nó chính là “viên bảo ngọc” Parthenon, ngôi đền linh thiêng kỳ diệu của người Hy Lạp, một còng trình văn hóa nổi tiếng thế giới. Tuy đã bị thời gian và con người tàn phá, nhưng từ những trụ đả khổng lồ còn sót lại, chúng ta vẫn cỏ thể cảm nhận được vẻ đẹp huy hoàng thuở nào của công trình này.
Trong lịch sử văn minh thế giới, văn minh Hy Lạp với phong thải đặc sắc và thành tựu tuyệt vời của mình đã tạo nên một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với phương Tày nói riêng và toàn thể nhẫn loại nói chung. Hy Lạp cổ đại chính là cải nồi của nền văn minh phương Tây, không có Hy Lạp cổ đại, không thể tưởng tượng văn minh phương Tây sẽ như thế nào, châu Âu ngày nay nơi nào cũng mang dấu ấn truyền thống của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Nơi đây còn ẩn chứa vô vàn hí mật đang chờ đợi được khảm phả. Hơn nữa, nền văn minh Hy Lạp cổ đại xuất hiện rất đột ngột, có thể xem đó là một bí mật trong hằng nghìn bí mật mà các nhà khoa học vẫn đang say sưa nghiên cứu. Hy Lạp cổ đại nằm ở đông bắc Địa Trung Hải, ngoài bản đảo Hy Lạp hiện nay, còn bao gồm cả vùng biển Aegean, Macedo, Thrace, bán đảo Italy và vùng Tiểu Á.
Khởi nguồn của nền văn minh Hy Lạp cổ đại rực rỡ vào khoảng năm 5000 trước Công nguyên (TCN). Bắt đầu từ thời điểm ấy, văn minh Hy Lạp cổ đại đã có những bước tiến đáng kể. Nhưng 2000 năm sau đó, văn minh Hy Lạp cổ đột nhiên thay đổi, lấy đồ đồng làm chủ thể của thời kỳ kim loại. Nhưng nền văn minh này lại biến mất một cách bí ẩn vào khoảng năm 1200 TCN. 400 năm tiếp theo đó, Hy Lạp cổ ở vào “thời kỳ tăm tối” của nền văn minh. Sau khi trải qua 4 thế kỷ của “thời kỳ tăm tối”, đến thế kỷ thứ 8 TCN, văn minh Hy Lạp cổ lại bỗng dưng xuất hiện với hình thái phát triển cao, vượt xa sức tưởng tượng của con người. Âm nhạc, mỹ thuật, hội họa, triết học, toán học, y học, vật lý, hóa học… cùng nhiều lĩnh vực khác nữa, dường như đều được bắt nguồn từ nền văn minh Hy Lạp cổ, và nhờ vậy mới có được thành tựu như ngày hôm nay. Đằng sau nền văn minh rực rỡ này, rốt cuộc ẩn chứa một sức mạnh gì? Lẽ nào tri thức và kỹ thuật vượt bậc của người Hy Lạp cổ là do thần linh mang lại?
Một nền văn minh phát triển cao như vậy, làm sao có thể xuất hiện ngay lập tức sau thời kỳ tăm tối? Theo các nhà khoa học, một nền văn minh không thể đột nhiên vươn đến đỉnh cao, mà phải là một sự phát triển từng bước từng bước một. Tuy nhiên, liên quan tới nền văn minh Hy Lạp cổ, chúng ta không thề nào giải thích bằng những nhận thức thòng thường. Có thể, đó là do một “vật thể đặc biệt nào đó” có tri thức và kỹ thuật cao đã xen vào một cách có ý thức và tạo nên những thành tựu to lớn trong một thời gian rất ngắn. Nói cách khác, nền văn minh Hy Lạp đã xuất hiện một cách hết sức khác thường, linh diệu. Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, từ một chuyện nhỏ như đánh mất một món đồ, cho đến những việc trọng đại như vận mệnh quốc gia, tất cả đều phải được bàn bạc với thần linh. Tiêu chí hành động của người Hy Lạp cổ lúc đó đều tuân theo sự hướng dẫn của thần linh. Thòng qua khảo sát di tích của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy, Hy Lạp cổ là một đất nước mang đầy yếu tố thần bí. Hy Lạp cổ đại có rất nhiều “trạm tiếp nhận thông tin từ thần linh”. Đền thờ Apollo không chỉ là nơi thờ thần của người Hy Lạp cổ, mà còn là một đĩa điểm thần bí, dư báo về vân mênh của nhân loại.
Đương nhiên, khi nảy sinh một chuyện trọng đại gì, con người đều có thói quen cầu mong thần linh chỉ đường soi lối, đây là đặc điểm chung của cả phương Đông và phương Tây trong thòi kỳ cổ đại, không có gì phải bàn cãi, tuy nhiên, tình hình ở Hy Lạp cổ lại có rất nhiều điểm khác biệt. Một mặt, họ xây dựng được nền văn minh khoa học phát triển cao; mặt khác, họ lại dựa hẳn vào một thế lực hoàn toàn đối lập với khoa học, đó là thần linh. Việc này rõ ràng là rất kỳ lạ. Có lẽ, “Chỉ thị của thần linh” mới là điểm mấu chốt thực sự để giải đáp những hí ẩn của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.
Thông qua việc tiến hành nghiên cứu, khảo sát tỉ mỉ về nền văn minh Hy Lạp cổ đại qua các thời kỳ lịch sử, bao gồm di chỉ di tích; đền miếu thờ thần; bí mật xa xưa v.v… cuốn sách đã cố gắng tái hiện “Nền văn minh Aegean”, hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc của độc giả về thế giới thần bí này.