Những năm gần đây cụm từ “Nghề làm VAC ở Việt Nam” đã trở thành quen thuộc với người nông dân ở mọi miền quê. VẠC là danh từ mang tính dân dã – nói lên một. hệ sinh thái quen thuộc từ lâu đời ở các gia đình nông thôn: vườn cây, ao cá, chuồng nuôi. Do vậy, tuy VAC là một danh từ mới nhưng không phải là một nghề mới, mà nghề làm VAC ở Việt Nam là một nghề truyền thống lâu đời và là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, được thể hiện trong bài thơ “Thăm thú làm vườn” của Á nam Trần Tuấn Khải viết năm 1927, trong tập thơ “Bút quan hoài“.
Một khu vườn đất chừng dăm mẫu
Tre trúc trồng quanh xây hàng giậu
Ở trong có mấy túp nhà tranh
Mươi đứa tiểu đồng một ông lão
Xung quanh vây bọc núi cùng non
Ven giậu khơi thêm dải nước con
Ngày nắng bóng cây lồng bóng nước
Dịp cầu ngang nước bắc thon thon.
Trước của nhà tranh trồng cây hoa
Hoa lan, hoa cúc, lẫn hoa trà
Hoa ngâu, hoa mộc, giàn thiên lý
Hồng tía xuân sang đủ mặn mà.
Hai bên tả hữu trồng chè, cau
Cây cao cây thấp chen lẫn nhau
Giữa vườn có mấy cái ao nhỏ
Dưới ao thả cá bờ trồng rau.
Mặt sau trồng cây để ăn quả
Cam, quý, mợ, đào đều đủ cả
Nào chanh, nào quất, nào bưởi, na
Các thứ của ngon cùng vật lạ.
Quanh năm vui thú với sơn khê
Mùa nào thức ấy không thiếu chỉ
Ngày rỗi tìm cách ướp hoa quả
Ăn thừa, đem đãi khắp thôn quê.
Có khi gọi trẻ hát xuống chơi
Pha ấm chè khô ướp mọi mùi
Đánh cá, giết gà thết bè bạn
Anh em đàm đạo chuyện trên đời…”
Trải qua các giai đoạn phát triển, Kinh tế vườn ngà càng khẳng định vai trò và vị trí của mình trong đời sốn kinh tế xã hội. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 5-10% diện tích canh tác trong hệ thống sản xuất nông hộ, nhưng thu nhập của kinh tế vườn chiếm tới 50-60%, thậm chí 80-90% tổng thu nhập của hộ gia đình. Ngoài lợi ích kinh tế, nghề làn vườn còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề sinh thái nhân văn và nâng cao đời sống văn hoá tạo ra cuộc sống lành mạnh trong nông thôn và thành thị.