CỬU TINH VÀ SUY ĐOÁN CÁT HUNG TRONG THẨM THỊ HUYỀN KHÔNG HỌC
Phong thuỷ Thẩm Thị Huyền Không chủ yếu dựa vào trạng thái vượng sinh suy tử của Cửu tinh, đương vận và thất vận, thuộc tính của Cửu tinh và kết quả sắp xếp Phi tinh bàn để suy đoán về ý nghĩa cát hung. Cửu tinh được suy từ Cửu cung trong Lạc thư, nó tương ứng với 7 ngôi sao trong chòm Bắc Đẩu. Bảy ngôi sao trong chòm Bắc Đầu cùng với hai ngôi sao Tả Phụ và Hữu Bật ở bên cạnh sao Vũ Khúc và sao Phá Quân cùng cấu thành nên Cửu tinh, tức Nhất Bạch Tham Lang, Nhị Hắc Cự Môn, Tam Bích Lộc Tồn, Tứ Lục Văn Khúc, Ngũ Hoàng Liêm Trinh, Lục Bạch Vũ Khúc, Thất Xích Phá Quân, Bát Bạch Tả Phụ và Cửu Tử Hữu Bật .
Cửu tinh xuất hiện sớm nhất trong “Đạo đức kinh”. Câu nói “Tri kỳ bạch, thủ kỳ hắc” (biết trắng giữ đen) mà Lão Tử nói chính là chỉ Nhất Bạch và Nhị Hắc trong Cửu tinh. Trong “Thái Bạch kinh”, khái niệm Cửu tinh lại được mở rộng:“Hành hoàng đạo, quy Căn hộ, sát khí nhất lâm, sinh khí tự bố” (Vận hành theo hoàng đạo, quy về Càn hộ, sát khí vừa đến, sinh khí tự bày). Ý nghĩa Ngũ Hoàng ở giữa, Càn mang chỉ Thiên Môn đã rất rõ ràng.
Việc vận dụng Cửu tinh để suy đoán cát hung được bắt đầu từ rất sớm. Như trong “Việt tuyệt thư ngoại truyện – Kỷ quân khí biên” có viết: “Đoán ở miếu đường, không biết mạnh yếu. Nhất (Dần) Ngũ (Ngọ) Cửu (Tuất), phía tây thì lợi, phía đông thì bại vong, nên không dùng phía đông…, đó là ví dụ về vận dụng Cửu tinh để suy đoán cát hung trong quân sự, còn trong “Binh pháp Tôn Tử” cũng có phân tích tương tự.