Thời báo New York đã đánh giá tác phẩm Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba – Lịch sử Đức Quốc xã là “Một trong những tác phẩm về lịch sử quan trọng nhất của thời đại chúng ta”. Đây là một tác phẩm đồ sộ với trên 1.100 trang, đưa ra những minh chứng hùng hồn, những lập luận uyên bác cho sự trỗi dậy và suy tàn của một chế độ, đi cùng với nó là số phận của con người được sinh ngày 20.4.1889 ở thị trấn Braunau am Inn gần biên giới Áo-Đức như “định mệnh”: Adolf Hitler.
Từ khi được xuất bản năm 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba – Lịch sử Đức Quốc xã đã được ca ngợi rộng khắp như là một hồ sơ cuối cùng về những thời khắc đen tối của thế kỷ XX. Trải dài từ những giây phút đầu tiên sự ra đời của Đế chế thứ Ba ngày 30.1.1933 cho đến những ngày cuối cùng của nó. Nền Đế chế chỉ kéo dài 12 năm 4 tháng nhưng đã gây ra bạo lực dữ dội hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó, những thảm cảnh kinh hoàng trên bình diện toàn nhân loại với hàng triệu người bỏ mạng trong các trận chiến, hàng triệu người Do thái bị ném vào các lò thiêu sống tại Ba Lan… (theo vietbao.vn)
Là một phóng viên và nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, tác giả William Lawrence Shirer (1904 -1993) đã quan sát và tường thuật cuộc sống của người Đức Quốc xã từ năm 1925, tiếp cận với các nhà lãnh đạo Quốc xã hàng đầu. Sau chiến tranh, khi tham dự các phiên tòa xử tội phạm chiến tranh, ông lại có dịp quan sát họ đứng trước vành móng ngựa. Sau đó, ông đã bỏ ra hơn 5 năm để rà soát từng đống tài liệu để tổng hợp nên một thiên sử liệu của một trong những thời đại hãi hùng nhất trong lịch sử nhân loại.
MỤC LỤC
Tên riêng và từ đặc biệt
Dẫn nhập
Phần một
HITLER NỔI LÊN
Chương 1: Sự ra đời của Đế chế thứ Ba
Chương 2: Đảng Quốc xã ra đời
Chương 3: Versailles, nền Cộng hòa và Bạo loạn Nhà hàng bia
Chương 4: Tư tưởng của Hitler và cội rễ của Đế chế thứ Ba
Phần hai
THẮNG LỢI VÀ CỦNG CỐ
Chương 5: Con đường dẫn đến quyền lực: 1925-1931
Chương 6: Những ngày cuối cùng của Cộng hòa Đức: 1931-1933
Chương 7: Đức chuyển sang chế độ Quốc xã: 1933-1934
Chương 8: Cuộc sống trong Đế chế thứ Ba: 1933-1937
Phần ba
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
Chương 9: Những bước khởi đầu: 1934-1937
Chương 10: Blomberg, Fritsch, Neurath và Schacht thất thế
Chương 11: Áo sáp nhập vào Đức
Chương 12: Con đường đến München
Chương 13: Tiệp Khắc bị xóa sổ
Chương 14: Đến phiên Ba Lan
Chương 15: Hiệp ước Quốc xã-Xô viết
Chương 16: Những ngày cuối cùng của hòa bình
Chương 17: Khởi động Thế chiến II
Phần bốn
CHIẾN TRANH: NHỮNG THẮNG LỢI ĐẦU TIÊN VÀ ĐIỂM NGOẶT
Chương 18: Ba Lan sụp đổ
Chương 19: Chiến tranh giả vờ ở phía Tây
Chương 20: Đức tấn công Đan Mạch và Na Uy
Chương 21: Chiến thắng trên mặt trận phía Tây
Chương 22: Chiến dịch Sư tử Biển: Anh chống cự Đức
Chương 23: Chiến dịch Barbarossa: Đức xâm lăng Liên Xô
Chương 24: Thế trận xoay chiều
Chương 25: Hoa Kỳ tham chiến
Chương 26: Điểm ngoặt quan trọng: Stalingrad và El Alamein
Phần năm
KHỞI ĐẦU CHO HỒI KẾT
Chương 27: Trật tự mới
Chương 28: Mussolini sụp đổ
Chương 29: Đồng minh tấn công Tây Âu và âm mưu ám sát Hitler
Phần sáu
SỰ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA
Chương 30: Cuộc tấn công vào lãnh thổ Đức
Chương 31: Những ngày cuối cùng của Đế chế thứ Ba
Lời kết
Tài liệu tham khảo
Những mốc thời gian chính