Gia đình nhà chuột cống đang có một niềm vui lớn, song bên cạnh đó vẫn canh cánh một mối lo âu. Vui vì cô út của họ nhà chuột đuôi cộc bằng lòng làm vợ đứa con trai cả họ nhà chuột đuôi dài. Còn nỗi lo thì bắt đầu từ việc vị bô lão chuột đưa ra một điều kiện mà nếu thiếu nó thì chuột đuôi cộc không sao lấy được chồng.
Điều kiện thật khắc nghiệt: trong ngày cưới, chuột đuôi dài phải trang hoàng trên các bụi cây quanh nơi ở của mình bằng những cái đuôi mèo! Làm như thế chẳng những đẹp mắt mà còn chứng tỏ được lòng dũng cảm của chú rể, rằng ngay trong giờ phút bất lợi nhất chú vẫn bảo vệ được gia đình mình thoát khỏi kẻ thù độc ác nhất của tất cả các loài chuột, đó là Mèo đen khét tiếng.
Gia đình nhà chuột cống sống ở dưới kênh đào, trong các bụi cây gai cách xa nơi ở của con người. Không biết đã bao nhiêu buổi chiều, họ nhà chuột cống cứ tranh cãi nhau mãi về loài mèo kia. Tin đồn về sự ác độc của chúng truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhưng chưa đứa nào được tận mắt trông thấy một con mèo bằng xương, bằng thịt, thậm chí cả đến con mèo cao tuổi nhất cũng chưa thực mục sở thị.
Vậy mà trước ngày hôn lễ phải tìm bằng được mấy con mèo, phải kiếm bằng được mấy cái đuôi mèo! Lũ chuột cống nghèo hèn không hiểu rằng chúng bị chuột nhà vẫn cho tổ chức đám cưới và nghĩ : chú rể chuột đuôi dài sẽ bị mèo bắt và sẽ không có đám cưới nào hết.
Nhưng chuột đuôi dài yêu chuột đuôi cục đến nỗi nó đã chuẩn bị sẵn một thanh gươm và chuẩn bị lên đường đi tìm mèo để chặt lấy cái đuôi của nó. Chỉ có điều là gươm ấy làm bằng lá cây vải gai. Chuột đuôi dài chưa bao giờ trông thấy mèo mà vẫn mơ ước dùng kiếm ấy để chặt đuôi mèo! Thế là chuột hăm hở đi lùng mèo, mặc cho mẹ khóc cạn nước mắt vì lo sợ.
Mẹ chuột bò ra khỏi bụi cây, nghếch mõm lên suy nghĩ. Nó suy nghĩ căng thẳng đến nỗi cái mõm của nó cứ giật giật và mấy cái râu thì rung rung. Nghĩ mãi rồi thì cũng phải ra một điều gì đó. Nó quyết định đến gặp chị cáo, một con vật tinh khôn có bộ lông đuôi sặc sỡ, mời nó đến dự đám cưới và xin nó lấy cái đuôi của mình làm quà tặng cô dâu, chú rể, treo trên bụi cây gai.
Được tin về đám cưới chuột, cáo ta mừng rơn, cứ liếm lưỡi liên tục. Cáo không thích chuột đồng vì thịt không ngon; còn thịt chuột nhà thì khỏi phải nói!
Cáo hỏi thăm chuột đồng nhà cô dâu có đông không và chúng không thể không đem lũ con đi theo, vì lũ con này cũng phải treo đuôi trên các bụi cây.
Nói là làm. Cáo mẹ và lũ con đến đám cưới rất đúng giờ và treo đuôi của mình lên các cành cây, rồi nấp vào các chỗ kín, sau các tảng đá, mô đất, đồng thời không quên phòng ngừa thợ săn.
Khi hoàng hôn buông xuống, đám cỏ trên bãi ven kênh đào nghiêng ngả, chính là lúc họ hàng nhà cô dâu kéo đến đông đúc.
Cả nhà chuột cống ùa ra đón khách, hỏi han bà con họ hàng xem họ có hài lòng về cách trang trí ngày cưới không.
– Tuyệt quá! – Mẹ chuột đuôi cục nói. – Nhưng tôi chưa hề thấy loài mèo nào có những cái đuôi như thế kia.
– Đây là đuôi của loài mèo rừng, – mẹ chuột đuôi dài giải thích. – Mèo rừng ấy mà. Chúng ác độc hơn mèo nhà rất nhiều. Sáng kiến này chỉ có cậu ấm nhà tôi mới làm được thôi.
– Phải tay tôi, tôi cũng sẽ không tha, – người anh trai của chuột đuôi cục thốt lên. Trước khi đến đám cưới, anh ta đã tráng miệng chút xíu rồi và bây giờ thì đang đứng ở dưới cái nút thùng rượu.
Anh ta vừa dứt lời thì từ trong một tảng đá lớn, rồi từ dưới bờ kênh cả một đàn cáo nhảy ra, con thì tấn công kẻ vừa ba hoa, con thì nhảy bổ vào chuột mẹ, rồi lần lượt cha, anh và họ hàng nhà chuột đều bị lâm nạn. Chuột đuôi dài chỉ kịp lôi chuột đuôi cục vào trong một bụi cây tầm ma. Chuột đuôi cục sợ hãi đến nỗi không kịp nhận ra ai trong số họ hàng nhà mình đã bị lũ cáo ám hại.
Khi chuột đuôi dài khám phá ra điều bí mật của vợ mình thì chuột đuôi cục bèn cột chặt những cái đuôi cáo vào cành tầm ma, nơi mà chúng để lại đuôi ở đó. Một hôm, có người qua đường trông thấy cây tầm ma rực rỡ, bèn đào lên, đem về trồng ở vườn nhà mình.
“Hoa đuôi cáo”, đó chính là tên gọi của loài hoa này. Các nhà bác học về nghề làm vườn thì gọi chúng bằng một cái tên khác, không hề liên quan gì đến một cái đuôi nào cả – “Maranthus” Tiếng La Tinh có nghĩa là Hoa Dền.