Những doanh nhân thành công nhất trong lịch sử như Henry Ford, Chủ tịch và Người sáng lập hãng ôtô Ford, Thomas Watson Sr., Chủ tịch và Tổng giám đốc IBM, hay Akio Morita, Chủ tịch và Người sáng lập Tập đoàn Sony của Nhật Bản đều nhấn mạnh đến nghệ thuật quản lý. Có thể nói, quản lý là một môn nghệ thuật nhưng cũng là một môn khoa học.
Khi bạn ngồi trong một văn phòng giám đốc, bạn phải có một ý niệm rõ ràng về khoa tổ chức. Lý tưởng trong việc tổ chức một công cuộc kinh doanh là tạo nên một nhóm người biết làm việc chung để đạt đến mục tiêu chung. Làm người quản lý, nhiệm vụ của bạn là phải thúc đẩy hành động chứ không phải ngăn cản nó.
Hàng ngày, mỗi nhà lãnh đạo, mỗi nhà quản lý đều phải xử lý và quyết định rất nhiều vấn đề trải rộng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Vậy cần phải có những nguyên tắc nào để điều hành tổ chức và đạt được mục tiêu của mình? Đâu là những bí quyết và kỹ năng mà các nhà quản lý cần phải có?
Bất kỳ ai cũng có thể học hỏi từ những chỉ dẫn rất hữu ích này. Ví dụ như cách khuyến khích nhân viên hào hứng và tích cực làm việc, cách làm cho cuộc họp trở nên vui vẻ, hay biết cách tự quản lý chính mình: Tiến lên phía trước chứ không thụt lùi, hay đặt ra mục tiêu thực tiễn cho mình, nhưng phải là những mục tiêu có tính thực tiễn cao, hãy quyết đoán, ngay cả đôi khi điều này khiến bạn mắc sai lầm…
Những Quy Tắc Trong Quản Lý cũng có thể xem là một túi bí kíp để nhà quản lý giở ra khi muốn tìm sự tham vấn, hoặc muốn tìm sự đồng cảm trong nghệ thuật quản trịnguồn nhân lực bằng chính nét văn hoá riêng của doanh nghiệp mình.