Người cha tốt hơn là người thầy tốt của Đông Tử là một cuốn sách mang tính giáo dục cao, đã chứng minh rằng sự giáo dục của người cha có thể đạt đến những tầm cao mới… Sự phổ cập những quan niệm mới mẻ này sẽ từng bước hoàn thiện tính cách và tâm hồn trẻ, nâng cao tố chất và chỉ số thông minh của trẻ, khiến con đường tương lai của trẻ ngày càng rộng mở.
“Sự giáo dục của người cha” mang đến cho trẻ khả năng tự lập, tâm lí tự tin, phẩm chất kiên cường, tinh thần dũng cảm; mang đến cho trẻ những đặc trưng tính cách như: sự kiên nhẫn, quyết đoán, tự tin, vui vẻ, độc lập… giúp trẻ tránh được những phẩm chất cá tính tiêu cực như ích kỉ chỉ biết đến lợi ích của bản thân, yếu đuối, dễ nóng giận, trầm lặng ít nói, tự ti xấu hổ, tình cảm lạnh nhạt, sợ hãi thất bại; từ đó trưởng thành lành mạnh.
Chuyên gia tâm lí, giáo dục Đông Tử đã cung cấp cho các bậc phụ huynh một khái niệm mới về “Sự giáo dục của người cha”, tổng kết cảm nhận của mình trong nhiều năm nghiên cứu và dạy trẻ thành công, kết hợp hiệu quả giữa lí luận giáo dục mới của người cha và lí luận giáo dục hiện đại, lời văn ngắn gọn súc tích, ví dụ sinh động hấp dẫn, có tính ứng dụng và tính thực tiễn cao, cung cấp cho chúng ta một thông tin quý báu: Sự giáo dục của người cha có thể đạt đến những tầm cao mới… Sự phổ cập những quan niệm mới mẻ này sẽ từng bước hoàn thiện tính cách và tâm hồn trẻ, nâng cao tố chất và chỉ số thông minh của trẻ, khiến con đường tương lai của trẻ ngày càng rộng mở.
Đông Tử là người đã nhiệt tình đề xuất quan niệm “giáo dục của người cha”, đồng thời cũng là người tích cực thực hiện quan điểm này. Nhiều năm trở lại đây, Đông Tử đã nghiên cứu về giáo dục gia đình dưới vị thế của một người làm cha, đồng thời dùng quan niệm giáo dục đó để dạy dỗ con gái Phạm Khương Quốc Nhất của mình. Sau khi con gái trưởng thành chứng tỏ sự thành công trong quan niệm giáo dục của ông, ông đã đem những kinh nghiệm đó chia sẻ với các phụ huynh. Người cha tốt hơn là người thầy tốt là một cuốn sách hay về giáo dục gia đình có cơ sở lí luận làm tiền đề đã được thực tiễn chứng minh thành công.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như các bậc phụ huynh có thể dựa vào đặc điểm trên của trẻ, tận dụng những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày để giúp trẻ nhận biết, phân biệt những việc phải trái đúng sai, để trẻ tỏ tường được thế nào là chân thiện mĩ, thế nào là tà ác xấu xa, thì mới có thể giúp trẻ bồi dưỡng tính cách đứng về lẽ phải, từ đó ngăn chặn việc tâm hồn trẻ bị xói mòn bởi những thứ phản giáo dục.
Từ 3 đến 6 tuổi thường được gọi là giai đoạn trước tuổi đến trường, cũng chính là giai đoạn giáo dục sớm mà mọi người thường nói. Đây là thời kì quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Giai đoạn mầm non là giai đoạn khởi đầu hun đúc nhân cách một con người, rất nhiều năng lực cơ bản của con người hình thành trong giai đoạn này như năng lực biểu đạt ngôn ngữ, các động tác cơ bản, một số thói quen trong cuộc sống và tính cách cũng dần được hình thành trong giai đoạn này.
Nhà tâm lí học người Mỹ Benjamin Bloom(**) cho rằng, sự phát triển năng lực trí tuệ của một con người nếu như đến 17 tuổi được tính là 100%, thì giai đoạn trẻ được 4 tuổi sẽ đạt 50%, giai đoạn từ 4 đến 8 tuổi tăng thêm 30%, giai đoạn từ 8 đến 17 tuổi chỉ tăng thêm 20%. Có thể thấy giai đoạn trước 5 tuổi là thời kì trẻ phát triển trí tuệ nhanh nhất, cũng là thời kì tốt nhất để tiến hành
giáo dục bồi dưỡng trí tuệ của trẻ. Việc các bậc phụ huynh tiến hành phương pháp giáo dục gia đình trong giai đoạn này là điểm mấu chốt trong sự phát triển trí tuệ sớm của trẻ.