Báo “Sự thật Matxcơva” ra ngày 15 tháng 11 năm 1979 có đăng tải một bài mang dòng tít nhỏ với tiêu đề “Sự cố ở Valêvôt”: Một chiếc máy bay dân dụng của Italia chở 119 hành khách đã phải hạ cánh bắt buộc xuống Valenxi. Theo nguồn tin của hãng Roitơ thì phi công của máy bay này đã thông báo rằng “nguyên nhân của việc hạ cánh bắt buộc là do sự xuất hiện của vật thể bay lạ” (UFO). Viên phi công kể: UFO đã phát ra hai luồng ánh sáng chói màu đỏ, bám theo máy bay trong vòng 15 phút. Cố gắng để thoát khỏi những luồng sáng ấy, phi công đã tiến hành giảm độ cao, nhưng UFO “vẫn tiếp tục treo ở trên đuôi máy bay”. Trong tất cả những trường hợp như vậy, độ tin cậy vào những lời kể của phi công hầu như rất khó khăn, không xác định được, vì theo như hãng Roitơ: sau khi nhận được tin báo, các máy bay tiêm kích của lực lượng không quân Italia đã xuất kích, còn UFO thì biến mất không để lại dấu vết (Bảo “Sự thật Matxcơva” – TASS).
Đĩa bay, những vật thể bay lạ (UFO)… Bất kể ai trong số chúng ta cũng có thể đặt ra câu hỏi: thực sự có UFO không, hay chẳng qua chỉ là do mấy tay nhà báo rỗi hơi nặn chuyện ra, như những kẻ thăm dò mỏ vàng mà thôi.
Những ai trong số chúng ta tự giải đáp được câu hỏi ấy, và có những ai đã thử tìm lời giải đáp về những sự việc ấy?
Than ôi! Chỉ được một vài! Cuộc sống không cho chúng ta có nhiều thời gian rảnh rỗi dể chúng ta tập trung vào bản chất của những vấn đề mà dễ bị coi là trò đùa cợt. Và khi đó chúng ta chờ đợi câu trả lời từ phía những nhà bác học. Chúng ta tin tưởng ở họ, bởi vì ngoài những nhà bác học với những kiến thức siêu việt ra thì ai còn có thể trả lời cặn kẽ hơn họ về những câu hỏi này được. Chúng ta làm sao lại không tin tưởng được khi những giải đáp của những nhà bác học công bố rất rõ ràng từng vụ việc một? Nhưng rồi có lần, có một tin được đăng tải vô tinh về một sự quan sát mới về UFO đã đi ngược lại những quan điểm chính thống của các nhà bác học, làm cho họ phải thận trọng xem xét lại những vấn đề chừng như đã được phán quyết, và để lại trong họ mầm mống của sự hoài nghi. Những mầm mống ấy ngày càng lớn dần, không cho họ yên ổn. Cuối cùng, họ bắt buộc phải tự phân tích, đọc lại thường xuyên những tài liệu, những bản báo cáo về sự điều tra, quan sát, những xác nhận đứt đoạn trong toàn bộ quá trình ấy. Để khôi phục lại sự thực thì không được khống chế những ý kiến tranh luận, còn tự bản thân mình thì cần kiểm tra những chứng cử và những tư liệu, tự phân tích xem có hay không có lời khai của nhân chứng và có hay không có độ tin cậy của lượng thông tin này
Và vậy là đã có một cách xem xét dường như là duy nhất trên thế giới về cách trả lời chính thức bằng nghiên cứu khoa học về UFO được tiến hành ở Mỹ, dưới sự lãnh đạo của nhà bác học nổi tiếng Kônđôn, nhưng rồi mọi chuyện cũng lại dẫn vào ngõ cụt vì không tìm được ý kiến đồng nhất. Kết quả của sự nghiền cứu ấy đã giúp chúng ta rút ra những nhận xét như sau:
1. Những nhà bác học của chúng ta trích dẫn báo cáo với sự phản bác UFO. Bản thân bản báo cáo không tính đến và không sử dụng đến những vấn đề thuộc về bản chất của UFO.
2. Họ có đọc, nhưng vốn hiểu biết về tiếng Anh của họ ít ỏi, không cho phép họ hiểu đúng những gì đã được trình bày bằng văn bản.
3. Họ đọc và hiểu quá rõ, nhưng dường như bằng niềm tin vào những quan điểm khoa học của mình, họ đã lờ đi “những kết quả bất lợi” của việc nghiên cứu và việc nêu bật những sự kiện thích hợp.
Những điều nêu ra trên đây có thể cắt nghĩa được quan điểm mà các nhà bác học của chúng ta vẫn giữ và trích dẫn báo cáo đặc biệt duy nhất trên thế giới cho Hội đồng của Kônđôn. Nhưng giải thích thế nào về quan điểm đối địch dữ dội UFO ở Mỹ? Họ không có vấn đề ngôn ngữ… Ở đây, chừng như, chúng ta áp dụng điều kết luận thứ ba, hoặc là… chúng ta tìm kiếm cái “hoặc là” này trong thực tế và trong các văn bản. Và thực tế khắc nghiệt là bắt dầu từ năm 1947 về chương trình UFO đã có hình thành một nhóm trung tâm “bác học” nổi tiếng – trung tâm điều hành trinh sát, nghiên cứu mà vai trò của nó trong việc giữ kín chương trình được mô tả khá rõ nét trong một loạt sách báo. Những dĩa bay, những vật thể bay lạ… Điều được nhắc đến thường xuyên trong chương trình là “hiện tượng kỳ lạ của UFO”. Nhưng bản thân từ “hiện tượng kỳ lạ” lại gợi cho mọi người liên tưởng đến mọi hiện tượng của thiên nhiên và dẫn dắt họ theo hướng không tìm kiếm bản chất nữa. Nhiệm vụ nhận thức luận là ở chỗ từ vẻ bề ngoài xác định được bản chất, chứ không phải từ vẻ bề ngoài phóng tác ra cái bản chất mình cần, bỏ qua mọi điểu bất tiện, ảnh hưởng đến sự dẫn dắt tương tự. Thật đáng tiếc là sự việc lại xảy ra đúng như vậy.