Giới thiệu nội dung cuốn sách “Lý thuyết thiết kế sản phẩm công nghiệp” của tác giả Nguyễn Viết Tiến:
Trong đời sống, sản xuất của xã hội thường xuyên xuất hiện những câu hỏi so sánh như sau:
Cũng là những cái bút để viết nhưng tại sao cái bút này viết tốt hơn cái bút kia? hình thức bút kia đẹp hơn bút này?
Cũng là bàn, ghế, tại sao ngồi ghế này với bàn này thấy khó chịu, đau vai, đau người? tại sao ngồi bàn kia với ghế kia lại thấy thoải mái dễ chịu, có thể ngồi được lâu?
– Cũng là hai cái bánh xe lắp với một cái khung bằng thép – gọi là xe đạp – tại sao xe này đạp nhẹ hơn xe kia? dễ đi hơn xe kia? tại sao trông xe này đẹp hơn xe kia? – Cũng là ôtô, tại sao ôtô này tốt hơn ôtô kia? ôtô này đẹp hơn ôtô kia? ôtô này bên hơn ôtô kia?
Cũng là máy tiện, nhưng tại sao máy tiện này dễ điều khiển hơn máy tiện kia? tại – sao máy tiện này gia công chính xác hơn máy tiện kia?
v.v… Còn biết bao nhiêu câu hỏi như vậy trong thực tế.
Chúng ta có thể tổng quát hoá các câu hỏi đó thành một câu hỏi chung: “Trong thực tế đời sống và sản xuất có nhiều sản phẩm công nghiệp có:
– Tên gọi và tính năng, công dụng như nhau.
– Tốn phí vật liệu gần như nhau.
Nhưng, tại sao chất lượng và hình thức các sản phẩm đó lại khác nhau như vậy?” Nguyên nhân do đâu?
Ai cũng có thể trả lời ngay rằng: “Do nhà sản xuất đã làm ra những sản phẩm đó!”.
Hoàn toàn đúng! Nhà sản xuất nào muốn sản xuất ra một sản phẩm phải thực hiện một “Quá trình sản xuất”. Quá trình sản xuất bao gồm hai khâu: thiết kế và chế tạo sản phẩm. Như vậy khi xem xét, kiểm tra một sản phẩm công nghiệp nào đó để trả lời thích đáng những câu hỏi đã nêu ở trên, trước hết người ta phải xem xét khâu: Thiết kế sản phẩm.
Một thực tế nữa chúng ta không thể bỏ qua, đó là: Hàng năm, thậm chí hàng quý, người ta lại thấy các hãng sản xuất thông báo thay đổi đời máy, thay đổi mẫu mã; có khi máy mới dựa trên những nguyên lý mới do kết quả nghiên cứu tìm ra, điều đó chứng tỏ rằng : “ Khâu thiết kế sản phẩm” của các hãng sản xuất luôn phải làm việc, phải sáng tạo để luôn phát triển sản phẩm