Cuốn sách “Làm giàu không đợi tuổi” của tác giả Nhậm Hiến Pháp biên soạn mang tới cho người đọc một góc nhìn mới về tình yêu thương: mọi phương pháp giáo dục đều chỉ hướng đến một mục đích tối thượng, đó là giúp con trẻ có đầy đủ hành trang để tạo lập lên một cuộc sống vững vàng cả về vật chất lẫn tinh thần trong tương lai, và việc trau dồi rèn luyện thói quen tư duy là giàu ngay từ thuở nhỏ là một trong những hành trang vô cùng quan trọng trên chặng đường đó.
Cuốn sách chỉ ra rằng, hãy giúp trẻ tìm ra những khát vọng, những động lực, những nhân tố biến nước nóng của sự tầm thường thành luồng hơi của sự thành công vang dội.
Nếu không dạy con về tiền bạc, con bạn sẽ phải trả giá rất đắt trong trường đời. Với nhiều dẫn chứng cụ thể về trẻ em ở các nước khác nhau như:
- “Trẻ em ở Pháp, từ khi lên ba, bốn tuổi đã bắt đầu học quản lý tài chính gia đình.”
- “Trẻ em ở Mỹ từ năm lên 3 đã bắt đầu thực hiện “Kế hoạch hạnh phúc của đời người- giáo dục học cách làm giàu”…..
Hãy thử nghĩ, một người từ lúc lên 5 tuổi đã được học cách làm giàu, một người khác đến năm 20 tuổi mới bắt đầu học những kiến thức trên, như vậy khoảng cách chênh lệch đã hơn 15 năm. Trong khi tại Việt Nam, việc giáo dục chỉ số FG vẫn chưa có giáo trình cụ thể, chủ yếu dựa vào hình thức giáo dục gia đình nhằm tích lũy năng lực làm giàu. Nếu chúng ta bỏ qua cơ hội này, sẽ rất khó để bù đắp…. Nêu ra như vậy, không phải là cách để so sánh khập khiễng, để mỗi người chúng ta ý thức được sẽ dùng phương pháp như thế nào hiệu quả nhất giúp cho con cái mình phát triển hơn.