Cuốn sách “Kỹ thuật trồng ngô” của tác giả Nguyễn Đức Cường biên soạn nhằm cung cấp cho bà con nông dân một số kiến thức cơ bản về cây ngô nhằm góp phần giúp bà con canh tác ngô đạt hiệu quả cao, tạo thêm cơ sở thúc đẩy phát triển ngô ở nước ta.
Mặc dù hai nông sản xuất khẩu lớn nhất là gạo và cà phê đem về cho Việt Nam hơn 2 tỷ USD I năm; hạt điều, hạt tiêu Việt Nam cũng đứng trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng có một thực tế đáng buồn là mỗi năm nước ta vẫn phải bỏ ra nửa tỷ USD đ ể nhập khẩu ngô hạt.
Tuy nhiên, ở nước ta trong những năm qua, cây ngô được người dân mở rộng diện tích, ứng dụng Khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống, thâm canh và trở thành cây trồng chủ lực đối với người dân ở vùng nông thôn và là cây xoá đói, nghèo của nông dân một số tỉnh. Các trung tâm Khuyến nông đã chuyển giao kỹ thuật qua lớp tập huấn và cách làm đối chứng trên đồng ruộng đã giúp bà con nông dân nhận thức rõ vai trò cốt lõi của KHKT trong canh tác. Bởi lẽ, cùng một loại giống ngô lai B06, nhưng hai kỹ thuật gieo trồng khác nhau, cho hai mức năng suất khác nhau: cây ngô trồng theo chương trình IPM đạt năng suất 66 tạ / ha, trong khi cây ngô trồng theo tập quán củ đạt năng suất 45 tạ/ha (năng suất bình quân vụ chiêm xuân 2008 là 37 tạ/ha).
Sự chênh lệch trông thấy đã thuyết phục bà con mạnh dạn sử dụng giống ngô thí điểm và áp dụng các kỹ thuật mới được chuyển giao. Giống ngố lai cho năng suất cao hơn giống ngô bản địa, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc lại không hề phức tạp. Cây ngô rất dễ trồng, lại thích nghi nhanh với khí hậu và thổ nhưỡng vùng cao nên bao lâu nay đã trở thành cây trồng chủ lực. Đối với đồng bào vùng cao, thực sự chưa có loại cây nào thay thế được cây ngô, cho nến họ thường nói với nhau: “Nếu không có ngô thì nông dân vùng cao không biết trồng cây gì”. Nhiều hộ nhờ trồng ngô mà đời sống khá lên, đã có thể nghĩ đến chuyện xây nhà, mua sắm. Từ khi làm theo chủ trương đưa giống ngô lai vào ruộng thay thế giống ngô thuần địa phương, nông dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao mới biết đến niềm vui được mùa, cảnh đối quay quắt mùa giáp hạt không còn tràn lan như trước kia, tình hình an ninh lương thực theo đó đã có hướng cải thiện.
Thông qua chương trình 135 giai đoạn I (1998 – 2005), nhiều hộ nghèo đã có cơ hội tiếp cận các giống ngô mới cho năng suất cao và ổn định. Được xác định là cây an ninh lương thực trọng yếu, cây ngô góp phần cứu đói hộ nghèo và dần trở thành một định hướng phát triển kinh tế khá ổn định. Sự xuất hiện của cây ngô lai với diện tích, năng suất và sản lượng tăng đều qua các năm không những góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, mà còn tạo tiền đề cho việc hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Là cây lương thực có hạt cho năng suất cao và ổn định, tầm quan trọng của cây ngô được định vị sau cây lúa và vượt xa các cây còn lại trong cơ cấu ngành trồng trọt, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nơi chỉ có cây ngô là thích nghi nhanh nhất, bền nhất với điều kiện đất đai, khí hậu, và trình độ canh tác hiện nay.
Đối với bà con các vùng ngoại thị, ngoài sản xuất cây ngô làm lương thực, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, người ta còn sản xuất ngô bao tử đ ể làm rau cao cấp – đây là loại rau có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và không có dư lượng các hoá chất BVTV. Ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nông dân đã đưa cây ngô vào vụ đông có kết quả.
Chúng tôi biên soạn cuốn “Kỹ thuật trồng ngô” cung cấp cho bà con nông dân một số kiến thức cơ bản về cây ngô nhằm góp phần giúp bà con canh tác ngô đạt hiệu quả cao, tạo thêm cơ sở thúc đẩy phát triển ngô ở nước ta.
Nguồn: Sachhoc.com