Hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, móng cọc là một trong những giải pháp móng thường dùng trong xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp. Mặt khác do tính chất công nghiệp hoán cao (thực hiện một số công nghệ ngày càng hoàn thiện trong việc chế tạo và thi công cọc) nên móng cọc ngày càng được áp dụng rộng rãi. Trong một số trường hợp như xây dựng công trình cao tầng, hoặc công trình có tài trọng truyền lên móng lớn v.v… thì móng cọc trở thành giải pháp duy nhất.
Nhàm đáp ứng các yêu cầu nói trên, tập thể cán bộ khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng chọn dịch và biên soạn quyển Hướng dẫn thiết kế móng cọc ” dựa trên tài liệu cùng tên xuất bản bằng tiếng Nga Руководство по проектироврнию свайных фундаментов”, nam 1980 và Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc SNIP 2.02.03.85, năm 1986.
Tài liệu hướng dẫn này nhằm cụ thể hoá hơn nữa Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc SNIP II- 17- 77 mà Việt Nam đã nghiên cứu áp dụng và ban hành “Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc 20 TCN 21- 86”. Chúng tôi đã thực hiện một số công việc sau đây:
Thay một số điều trong 20 TCN 21-86 bàng những điều sửa đổi đã trình bày trong Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc SNIP 2.02.03.85.
Không đề cập đến một số điều, chương hoặc phụ lục mà xét thấy chưa cần thiết trong thực tế xây dựng ở nước ta. Song để dễ dối chiếu, trong quyển hướng dẫn này chúng tôi giữ nguyên thứ tự trình bày các điều, chương hoặc phụ lục như trong quyển “Hướng dẫn thiết kế móng cọc” bằng tiếng Nga, xuất bản năm 1980.
Để tham khảo và có điều kiện sử dụng một số phương pháp thường dùng ở các nước phương Tây, chúng tôi soạn thêm 2 phụ lục mới, số 16 và 17.
PGS.PTS Nguyễn Văn Quang biên soạn các chương 12, 13, phụ lục 1 và phụ lục 11. Kỹ sư Trịnh Việt Cường biên soạn phụ lục 16 và 17. PGS.PTS Nguyễn Bá Kế biên dịch các phần còn lại và chịu trách nhiệm hiệu đính.
Hy vọng rằng trong tương lai gần đây, với sự nỗ lực của các chuyên gia trong lĩnh vực địa kỹ thuật, chúng ta sẽ có bộ tiêu chuẩn thiết kế móng cọc hoàn chỉnh và hiện đại hơn.