Cuốn sách gồm mười một bài khảo cứu, phản biện liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa. Tư liệu dùng để khảo cứu có nhiều loại khác nhau, song trực quan nhất phải nói tới nguồn tư liệu bản đồ.
Hoàng Sa, Trường Sa trong thư tịch cổ gồm các đề mục sau:
- Lời giới thiệu
- Tư duy biển cả của Trung Quốc
- Những phát hiện mới chung quanh tấm bản đồ thế giới của Matteo Ricci
- Thêm một số tư liệu Hán – Nôm ghi chép về Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
- Khảo cứu tư liệu Lý Sơn
- Biển Giao Chỉ
- Lãnh hải Trung Quốc dưới thời nhà Minh
- Rà soát cái gọi là Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) trong Thanh sử cảo và Đại Thanh nhất thống toàn đồ
- Rà soát thêm cái gọi là Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) trong Tứ khố toàn thư
- Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên
- Phiên dịch cùng phản biện thiên luận văn của nhà biên khảo Hàn Chấn Hoa: “Bác bỏ lập luận sai trái của nhà đương cục Việt Nam đưa cái gọi là Hoàng Sa, Trường Sa gán cho quần đảo Tây Sa, Nam Sa của nước ta”