Lập kế hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của những ai làm công tác quản lý. Nếu như một bản kế hoạch kinh doanh có tác dụng giúp điều hành tổ chức thì một bản kế hoạch marketing chính là chìa khóa đi đến mọi thành công.
Một bản kế hoạch marketing sẽ giúp bạn xác định được những cơ hội kinh doanh hứa hẹn của công ty đồng thời hướng dẫn bạn cách tiếp cận, nắm bắt và duy trì vị thế hiện tại trên thị trường cụ thể. Đây cũng chính là công cụ truyền thông kết hợp toàn bộ các yếu tố của một thị trường hỗn hợp trong một bản kế hoạch hành động phối hợp. Bản kế hoạch này cũng sẽ giúp bạn phân bổ trách nhiệm cho từng người, xác định thời điểm, địa điểm cũng như phương thức đạt được mục tiêu.
Quyển sách Hoạch Định Chiến Lược Marketing Hiệu Quả được xây dựng nhằm mục đích cung cấp cho bạn những kỹ năng cơ bản để hoạch định kế hoạch marketing chuyên nghiệp và khả thi phù hợp với tình hình kinh doanh của tổ chức. Bên cạnh phần lý thuyết cơ bản là phần minh họa hữu dụng giúp bạn dẽ dàng áp dụng vào thực tế.
***
Cho dù bạn đã xây dựng được những bản kế hoạch của bạn vẫn chịu ảnh hưởng bởi những nguyên tố ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu nắm vững những nền tảng cơ bản của tiến trình lập kế hoạch marketing, bạn vẫn có thể điều chỉnh bản kế hoạch của mình sao cho luôn thích ứng tốt với những điều kiện thay đổi khách quan.
Toàn bộ nội dung của quyển sách này sẽ lấy ví dụ về quá trình chuẩn bị và xây dựng một bản kế hoạch marketing của Công ty Sản xuất Thiết bị chuyên về van và lọc bơm, gọi tắt là công ty M. Mặc dù đây là một công ty ảo nhưng có thể giúp bạn hình dung cụ thể hơn về thực tế kinh doanh dựa trên phần lý thuyết trình bày. Bản kế hoạch này áp dụng cho tất cả sản phẩm và thị trường của Công ty M. Sau đây là những thông tin cơ bản về công ty:
Bán hàng đơn giản là hoạt động thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nó giúp tạo ra đơn hàng trong hiện tại. Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh của toàn bộ quá trình marketing.
Marketing là hoạt động tìm hiểu về những mong muốn của khách hàng và đáp ứng các như cầu đó bằng cách cung cấp những sản phẩm phù hợp của công ty, từ đó tạo ra lợi nhuận. Hoạt động marketing được xem là thành công khi công ty cung cấp được đúng chủng loại hàng hóa tại nơi có nhu cầu vào đúng thời điểm cần thiết, đồng thời đảm bảo sao cho khách hàng phải nhận thức được về sự tồn tại của loại hàng hóa đó. Chính vì thế, marketing có vai trò tạo ra đơn hàng trong tương lai.
Marketing là một tiến trình kết hợp hài hòa giữa sản phẩm/dịch vụ của công ty và nhu cầu khách hàng. Mọi công ty luôn phải tỏ ra linh hoạt để đạt được cân bằng giữa hai yếu tố đó trên thị trường. Họ phải luôn sẵn sàng để thay đổi chủng loại, giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường tiềm năng. Sự cân bằng đó không hề thuộc sự kiểm soát nào của một cá nhân hay tổ chức nào cả, mà ngược lại, luôn thay đổi. Và để nắm bắt được nó, bạn phải không ngừng quan sát.
Lập kế hoạch marketing là việc vận dụng những nguồn lực marketing để đạt được các mục tiêu marketing. Trong thực tế, đó là một việc không hề đơn giản. Mỗi công ty có những điều kiện nguồn lực, mục tiêu khác nhau và phụ thuộc vào từng thời điểm riêng biệt. Kế hoạch marketing được dùng để phân khúc thị trường, xác định vị trí trên thương trường, dự đoán tầm vóc kinh doanh và phác thảo thị phần tiềm năng trong từng phân khúc thị trường.
Ban giám đốc cấp cao là những người sẽ chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu. Dù vậy, bạn cũng cần phải nắm vững những mục tiêu của tổ chức để tạo nên một bản kế hoạch marketing thống nhất và phù hợp.
Vì có nhiều công ty khác nhau cùng hoạt động trên thị trường nên bước đầu tiên bạn cần làm trong việc lập một bản kế hoạch marketing là tiến hành nghiên cứu thị trường chung mà công ty bạn tham gia hoạt động. Sao đó, bạn sẽ tiến hành phân tích thông tin thu được dựa trên bối cảnh thị trường riêng của sản phẩm.
Đa phần những thông tin bạn thu thập được trong nội bộ công ty đóng vai trò quan trọng hơn cả các thông tin chung mà bạn nghiên cứu trên thị trường. Đó là những dữ liệu bán hàng/đơn hàng và doanh thu/lợi nhuận có liên quan đến sản phẩm. những thông tin này cần được xem xét theo từng thị phần cụ thể tại mỗi vùng địa lý khác nhau và theo đặc thù ngành nghề đối với từng sản phẩm nói riêng và tổng thể sản phẩm nói chung.
Khi đã có đầy đủ các thông tin và con số từ việc nghiên cứu thị trường, bạn cần tiến hành phân tích và trình bày chúng sao cho có thể đưa ra những quyết định tốt nhất. Để làm được điều này, bạn cần chọn ra những thông tin chủ chốt và thực hiện phân tích SWOT (Điểm mạnh-Điểm yếu- Cơ hội-Nguy cơ/Rủi ro).