1 – Chớ chính mình tự dối mình. Đại–Học
2 – Người ta có biết mưu sinh, biết tự lập thì mới không ỷ lại ai, không cầu cạnh ai, mà giữ được liêm sĩ và thực hành được lễ nghĩa.Khuyết Danh
3 – Người ta sống trong một ngày có được nghe câu nói phải, trông được một việc phải, làm một chuyện phải, ngày ấy mới không hư sinh.Trần–My–Công
4 – Một lòng ăn ở cho phải đạo thì trời cũng không làm hại được ta.Tuân–Tử
5 – Chớ lo không được chức to, nên lo cái « ĐỨC » của mình còn kém ; chớ tủi thân không được quyền cao tước rộng, bổng lộc no đầy, nên tủi cái « TRÍ » mình còn kém.Trương–Hành–Truyện
6 – Thấy việc phải thì theo, thấy mình có lỗi thì nên thay đổi.Dịch–Kinh
7 – Chính mình không kiềm hãm nổi mình mà cứ muốn chà đạp người khác thì thật là khờ dại.Khuyết Danh
8 – Người đời ai mà không lầm lỗi. Có lỗi mà sửa được lỗi ấy là người hay.Tả–Truyện
9 – Tự xét lấy thân mình miễn là không thẹn thị phi miệng thế thì chẳng có gì đáng trách.Ban–Siêu Truyện
10 – Làm chuyện gì mà có điều chưa thõa mãn thì hãy nên tự xét lại thân mình ; xem làm như thế đã là phải chưa ?Mạnh–Tử
11 – Tinh thần nên để cho vui, xác thân nên để cho khó nhọc.Lâm–Bô
12 – Tâm niệm im lặng mãi mãi thì lẽ gì mà chẳng nghĩ ra. Chí khí tiến tới luôn luôn thì chuyện gì mà không làm nổi.Lữ–Khôn
13 – Không cố gắng thì một ngày biếng nhác. Không khéo giữ gìn thì một ngày một dông dài.Chu–Hi
14 – Lâu nay đời vẫn làm đắm đuối loài người. Cái « CHÍ » của ta là cái để hộ thân ta mà sóng gió không lay chuyển được. Chúc Vô–Công
15 – Tâm phải cho to để dung nạp thiên hạ. Tâm phải để cho rộng để chịu đựng cái hay trong thiên hạ. Tâm phải công bằng để bàn việc trong thiên hạ. Tâm phải lẵng lặng để suy xét lý lẽ trong thiên hạ. Tâm phải vững vàng để chống lại cùng tai biến trong thiên hạ.Lã–Khôn
16 – Người quân tử ta nên thân, song không nên quá chiều mà phụ họa. Kẻ tiểu nhân ta nên tránh, song không nên ruồng rẫy mà sinh hận thù.Thân–Hàm–Quan
17 – Đem lòng thương yêu vợ con ra thương yêu cha mẹ thì là có hiếu.Đem lòng giữ nhà ra giữ việc nước thì là người trung.Đem lòng trách người ra để tự trách mình thì là ít lỗi.Đem lòng dong mình ra để dong người thì là trọn nghĩa.Cảnh–Hành–Lục
18 – Tính kiêu căng đem ra đối đãi với người quân tử thì tự mình làm cho mình thất đức ; đem đối đã với kẻ tiểu nhân thì tự mình làm hại lấy thân.Tuân–Sinh–Tiên
19 – Người quân tử cử động thận trọng không sơ sót với ai. Tướng mạo đoan trang không thất sắc với ai. Ngôn ngữ cẩn thận không lở lời với ai.Lễ–Ký
20 – Lòng kiêu hãnh là cái búa chém chết tính tốt con người. Sự đam mê là con ngựa theo đuổi cái tai họa cho mình.Thiết–Uyển
21 – Tâm địa để lâu không đem gương người xưa vung quén thì lem luốc những bẩn thỉu tục tằn.Hoàng–Đình–Kiên
22 – Không gì giỏi bằng hay bàn, không gì yên bằng hay nhẫn, không gì hơn người bằng có đức, không gì sướng thân bằng làm lành.Hoàng–Thạch–Công
23 – Yêu người mà yêu vô lý thành ra làm hại người.Ghét người mà ghét vô lý thành ra làm hại lấy mình.Ngụy–Tế–Nhị
24 – Muốn giữ được lương tâm, nuôi được tính linh cần phải chịu khổ, chịu phiền thì ngày mới thuần thục.Lưu–Trực–Trai
25 – Yêu mến người mà người không thân thiết với mình thì hãy tự xét lại mình lòng « NHÂN » đã đầy đủ chưa ?Quý trọng người mà người không quý trọng mình thì hãy tự xét lại xem sự « KÍNH » của mình đã hoàn toàn chưa ?Mạnh–Tử
26 – Không xấu miệng chẳng bằng xấu với thân.Không xấu với thân chẳng bằng không xấu với tâm.Thiệu–Ung
27 – Người ta ai ai cũng cần phải tự lập lấy thân. Cần phải tự mình hết sức cố gắng cho ra người, cần phải tin tưởng ở mình mà chớ trông cậy vào người khác.Khuyết Danh
28 – Trên đời có một thứ học khó nhất : học nhân nghĩa và học làm người.La–Tứ–Phúc
29 – Thấy người hơn ta thì học. Thấy người kém ta thì dạy. Có thế mới ra người quân tử.Khổng–Tử
30 – Thà làm người tốt mà giá quý như quan đệ nhất phẩm. Hơn là làm người xấu mà chức vụ to bằng quan đệ nhất phẩm.Hải–Thụy
31 – Một bậc anh hùng cứu nạn, giúp nguy thì cốt nhất là phải lao tâm, cực khổ.Tăng–Quốc–Phiên
32 – Tiểu nhân trọng lợi, quân tử trọng danh.Trang Tử
33 – Người quân tử hòa thuận nhưng không a dua.Đứa tiểu nhân a dua mà không hòa thuận.Luận Ngữ
34 – Trung tín, cẩn thận là cái nền cho người hay. Hão huyền, quỷ quyệt là cái gốc của những người dỡ.Tiêm–Phu
35 – Biết giữ việc đạo nghĩa, làm chuyện trung tín, trọng việc danh tiết.Âu–Dương–Tu
36 – Kẻ tiểu nhân coi thường chữ tín.Người quân tử thà chết không chịu mất danh.Lã–Thị–Xuân–Thu
37 – Người quân tử phi nhân nghĩa thì không sao sống được.Đứa tiểu nhân phi thị dục cũng không sống nổi.Hoài–Nam–Tử
38 – Người tuấn kiệt mới biết chuyện đời.Thục–Chi
39 – Người có học mà còn lưu luyến những chuyện yên vui cho xác thịt thì tấm thân hoen ố, chí khí trở nên hèn hạ, như vậy không còn xứng đáng là người có học.Luận Ngữ
40 – Người quân tử hiểu rõ chuyện nghĩa cho nên thích nghĩa.Kẻ tiểu nhân hiểu rõ việc lợi cho nên thích lợi.Người quân tử trọng nghĩa khinh tài.Đứa tiểu nhân nặng tài nhưng nhẹ nghĩa.Luận Ngữ
41 – Tiểu nhân trọng lợi nên thường hay chết vì lợi.Người quân tử trọng nghĩa nên thường nổi danh vì chuyện nghĩa.Luận Ngữ
42 – Muốn nên người thì phải coi thường tiền tài, vật chất.Muốn lập công danh phải quên chữ tiểu nhân.Lã–Khôn
43 – Đời người hơn nhau chỉ là danh dự.Không còn danh dự thì chết còn hơn.Lã–Thị–Xuân–Thu
44 – Chết vinh hơn là sống nhục.Giàu mà đục không bằng nghèo mà sống trong.Lễ Ký
45 – Giàu nghèo chỉ là một cái thước dùng đo lòng người ai tốt ai hay.Chiến–Quốc–Sách
46 – Nghèo mà danh dự bảo toàn người người kính trọng.Giàu mà thất tín, bần tiện mọi người khinh khi.Âu–Dương–Tu
47 – Người nghĩa không dối mình, người liêm không lấy bậy.Thiết–Uyển
48 – Làm người không sang trọng kiêu xa thì nên kiểu cách.Hàn–Thi–Ngoại–Truyện
49 – Làm người thông minh tài trí thì chẳng nên ngạo mạn khinh người.Hàn–Thi–Ngoại–Truyện
50 – Làm người có sức lực thì chớ nên đè ép người khác.Hàn–Thi–Ngoại–Truyện
51 – Làm người khôn ngoan lanh lợi thì chớ nên dối trá người.Hàn–Thi–Ngoại–Truyện
52 – Biết mình còn kém thì phải học, chưa biết thì phải hỏi.Hàn–Thi–Ngoại–Truyện
53 – Kẻ gian hùng giống như người trung tín.Kẻ đại nịnh giống hệch khách tín.Lã–Hối
54 – Đối với làng nước thì phải giữ trật tự trên dưới. Đối với người có tuổi thì phải giữ đạo con, em. Thế là người quân tử.Hàn–Thi–Ngoại–Truyện
55 – Thân ở trong muôn loài. Tâm ở trên muôn vật.Bạch–Sa
56 – Ta có tai, có mắt, ta nghe, ta thấy. Ta có tâm, ta suy ta nghĩ. Ta đối với người đời xưa có lúc ta thờ như thầy có lúc ta kính như bạn cũng có lúc ta lại coi thường. Ta theo công lý, nhất quyết ta không làm tôi tớ cổ nhân.Lương–Khải–Siêu
57 – Chữ « TÍN » là cửa ngõ thành công, nó lại là bước đường cùng cho người bất nghĩa.Lữ–Khôn
58 – Đối với người bằng ta thì phải giữ sao cho trọng tình bậu bạn.Đới với người còn trẻ tuổi thì dạy bảo khoan dung.Ấy là người quân tử.Hàn–Thi–Ngoại–Truyện
59 – Tâm sự người trượng phu nên sáng như trời xanh, tỏ rõ như ban ngày để cho ai cũng trông thấy được.Thiết–Huyên
60 – Lấy lợi nhữ người ta mà nói người ta phản bội, tráo trở ấy là bất nhân. Lấy binh khí mà hiếp người mà làm cho người mất chí ấy là bất dũng. Tả–Truyện
61 – Làm quan mà có tính nhàn tản yên vui, công việc tức nhiên trễ nãi. Làm quan mà đem lòng thương công kể lợi, tâm địa tức nhiên tham lam. Lã–Khôn
62 – Nước mất mà không biết là bất trí. Biết mà không lo liệu là người bất trung. Lo liệu mà không dám chết ấy là người bất dũng. Khổng–Phu–Tử
63 – Việc đời có lắm cái hình như ngược, mà kỳ thật là xuôi. Có lắm cái hình như xuôi mà kỳ thật chính là trái ngược. Xuôi thế nào, người ấy mới là tinh đời. Lã–Thị–Xuân–Thu
64 – Cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trở lại. Dài quá thì tất phải ngắn dần đi. Ngắn quá thì tất phải dãn ra. Lẽ tự nhiên là như thế. Lã–Thị–Xuân–Thu
65 – Bổ cứu trời đất gọi là công. Ích lợi thế gian gọi là danh. Có tinh thần gọi là giàu. Có liêm sĩ gọi là sang. Biết đọc gọi là phúc. Có tiếng thơm gọi là thọ. Có con cháu dạy được gọi là khang ninh. Trần Cáp–Sơn
66 – Khôn thì sống lâu, dại thì chết sớm. Khổng–Tử
67 – Người ta có ba thứ chết : 1) Tự mình làm cho mình chết. 2) Tin lời người mà chết. 3) Không tin người mà chết.Khổng–Tử
68 – Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng như thế khác gì cái bóng.Để im thì im, bảo thưa thì thưa như thế khác nào tiếng vang.Mặc–Tử
69 – Là trung thần khi vua có lỗi thì can ngăn tìm cách đưa vào điều thiện. Khi có điều hay phải tìm cách mà bảy tỏ mà không lộ thoát ra ngoài. Trên thì thành thực một lòng, dưới thì không a dua, kéo bè kết đảng với ai, những sự tốt lành thì để phần vua hưởng, những điều oán thù thì mình hứng chịu, có làm được thế mới đáng là kẻ trung thần, là người quân tử.Mặc–Tử
70 – Những người có ích cho đời, tâm địa chắc chắn hơn người.Kẻ thụ hưởng trên đời tài tình nhất định là không lộ.Trần–Kế–Nho
71 – Khí tượng như chim phượng hoàng bay lượn trên mây xanh, thì những lợi lộc cỏn con không còn động đến tâm địa nữa.Trình–Di
72 – Chim già biết sợ nên khó lòng bắt được. Chim non tham ăn nên dễ bắt. Nếu chim non mà theo chim già thì bắt chim non cũng khó, nhưng nếu chim già mà theo chim non thì bắt chim già cũng dễ.Gia ngữ
73 – Biết sợ để tránh tai vạ, tham ăn mà quên nguy vong đó đều là tánh tự nhiên. Phúc hay họa đều do cái khôn của con người mà ra.Khổng–Tử
74 – Người quân tử trước khi theo ai phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như người lão luyện thì được toàn thân. Theo ai mà hay nông nổi như trẻ dại thì bại hoại.Khổng–Tử
75 – Đời suy đạo vi, lòng ham muốn của con người đầy dẫy, nếu không phải là con người cương nghị thì không sao đứng vững.Trương–Cữu–Thành
76 – Mới gội đầu tất phải đội nón. Mới tắm tất phải thay đổi áo quần. Có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch để cho vật dơ bẩn dính vào mình. Như thế là người biết nghĩa.Khuất–Nguyên
77 – Một việc nhỏ đủ làm gương cho ta. Trong thiên hạ có cái PHÚC không lường được, thế mà may được thế, cũng có cái họa mà chẳng mấy ai ngờ, thế mà xảy đến.Úc–Ly–Tử
78 – Chó ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống được thì người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quái là giống vô hình, không ai trông thấy, tùy ý muốn vẽ sao thì vẽ không sợ ai bẽ cho nên dễ vẽ.Lã–Thị Xuân–Thu
79 – Người nào bỏ những công việc hằng ngày chỉ chăm làm những chuyện kỳ quái không đâu để lòe thiên hạ thì cũng chẳng khác nào người thợ chỉ có vẽ ma vẽ quỷ nghĩa là tránh cái khó mà chỉ ưa làm cái dễ.Lã–Thị Xuân–Thu
80 – Âm là tự lòng người mà sinh ra. Lòng người có cảm giác mới phát động ra âm. Âm tuy thành ở ngoài miệng mà thực ra phát khởi ở tận trong lòng.Tuân–Tử
81 – Nghe âm nhạc mà biết được phong tục, xét phong tục mà biết được tập quán, chí hướng, xem chí hướng mà đoán được đạo đức, thịnh suy, khôn dại, hay, dỡ đều hiện ra ở âm nhạc không giấu ai được cả. Bởi vậy cứ lấy âm nhạc mà suy thì sẽ hiểu được người dùng nó như thế nào.Tuân–Tử
82 – Đất xấu thì cây cối cằn cỗi. Nước đục thì tôm cá gầy còm.Tuân–Tử
83 – Đời suy thì lễ nghĩa phiền mà âm nhạc dâm. Những âm dâm đãng, tà khúc, những âm trên bọc trong dâu mà dưới dân gian làm thích là nước loạn, mà trên vua chúa lấy làm vui là đức suy.Tuân–Tử
84 – Người quân tử lấy tâm để vào ĐẠO mà trau giồi lấy đức.Chỉnh lại Đức để làm âm nhạc, hòa nhạc để cho thành thuận, mà nhạc có HÒA mới chỉnh được mọi thứ.Tuân–Tử
85 – Kẻ sĩ còn quyến luyến thú vui riêng mình thì tâm lụy, chí hèn không đáng gọi là kẻ sĩ nữa.Lương–Khải–Siêu
86 – Có lỗi đã là một điều lỗi, không ăn năn nhận lỗi lại làm thêm một điều lỗi nặng hơn.Lữ–Khôn
87 – Đá đập được mà không sao làm mất được chất cứng.Sơn mài được nhưng không làm sao phai được chất đỏ.Lã–Thị Xuân–Thu
88 – Ít sắc dục để nuôi tính. Ít ngôn ngữ để nuôi khí. Ít tư lự để nuôi thân.Tuân–Sinh–Tiên
89 – Núi nhọn thì không cao, sông sâu ắt không lớn. Tân–Tự
90 – Ngu ngốc thì người ta chê cười khinh dề. Thông minh thì người ta ngờ vực và hay ghen ghét.Thông minh mà biết làm như người ngu ngốc ấy mới là người khôn.Lữ–Khôn
91 – Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình.Người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình.Gia Ngữ
92 – Người trí là người biết người. Người nhân là người yêu người. Thầy Tử–Lộ
93 – Người trí là người tự biết mình, người nhân là người tự yêu mình.Nhan–Hồi
94 – Tay trái lấy được thiên hạ thì hỏng mất tay phải.Tay phải lấy được thiên hạ thì phải mất tay trái.Chiêu–Hy
95 – Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được thế mới là người khôn.Lã–Thị Xuân–Thu
96 – Người ta ai ai cũng đều biết phòng ngừa hỏa hoạn, nhưng không mấy người làm cho hỏa hoạn dừng sinh ra.Lão–Tử
97 – Người ta không phải sinh ra đời thích sống mà sống mãi được, yêu thân mà thân còn mãi được.Dương–Tử
98 – Người quân tử được ngàn vạn người khen không lấy đó làm điều sung sướng, nhưng nếu gặp phải một vài người kiến thức dị nghị thì lấy làm lo.Tăng–Quốc–Phiên
99 – Đã sanh ra đời thì sống cứ tự nhiên mặc, muốn làm gì thì làm cho đến lúc chết.Lúc sắp chết tự nhiên mặc, muốn hóa ra gì thì hóa cho đến lúc cuối cùng.Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên coi như không, như vậy mới là người làm nên được.Dương–Tử
100 – Nhân đức vặt, khí khái xằng thường làm hỏng những chuyện lớn. Luận Ngữ
101 – Người thì cho rằng sống là sướng, chết là khổ, như thế là yêu đời.Người lại cho rằng chết là sung sướng, sống là khổ đau, như thế là người quẫn chí. Khuyết Danh
102 – Đã sinh ra ở đời nếu chẳng tạo ra được tiếng thơm ngàn đời thì ít nhất cũng tạo được tiếng xấu muôn năm.Khuyết Danh
103 – Đừng khinh việc nhỏ. Cái sẩy thường làm nẩy cái ung.Hoài–Nam–Tử
104 – Đã là người thì chẳng nhiều thì ít ai cũng có sức lực và khả năng, đáng ghét nhất là tính lười. Chỉ thích ỷ lại vào người khác mà không chịu dùng sức của mình để tự cung tự cấp, không chịu đem năng lực ra để đảm nhiệm công việc chung. Như việc dùng sức lực hay năng lực cần phải cống hiến cho quần chúng chớ có làm của riêng cho bản thân.Lễ–Ký
105 – Ở đời chết vì thuốc độc rất ít, muôn người may họa mới có phải một người, chớ chết vì lười biếng thì không ít. Cái hại của tính lười rất thảm thiết.Lã–Đông–Lai
106 – Người đời thường hay sống trong những khi lo lắng, chịu khó, mà lại chết trong những lúc an nhàn. Lẽ đó rất rõ, nhưng trên trường đời không ai biết sợ mà cứ lăn thân vào.Lã–Đông–Lai
107 – Dưỡng cái « KHÍ » lúc đang giận.Đề phòng « NGÔN NGỮ » lúc sướng mồm.Để ý đến chuyện « NHẦM » trong lúc bối rối.Phải biết dùng « TIỀN » trong lúc sẵn sàng.Ấy là khôn.Uông–Thụ–Chi
108 – Lễ, nghĩa, liêm, sĩ là bốn bức tường để giữ vững quốc gia. Bốn tường ấy nếu không giữ được, nghĩa là người mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm, vô sĩ thì quốc gia phải nguy hại suy vong.Quan–Doãn–Tử
109 – Độ lượng bao nhiêu thì phúc trạch bao nhiêu. Mưu kế sâu độc bao nhiêu thì tai họa cũng sâu độc bấy nhiêu.Minh–Tâm Bão–Giám
110 – Thế giới là một trường học lớn. Sự túng thiếu đau khổ là một ông thầy giỏi, là người bạn tốt để rèn luyện con người.Khuyết Danh
111. Không nên trách người mà nên tự trách mình là phương pháp cần nhất để tu thân. Hay thể tất cho người là phương pháp cần nhất để nuôi độ lượng.Lã–Khôn
112 – Lòng thành, nét mặt đầm ấm, khí hòa lời êm dịu thì thế nào cũng có thể cảm động được lòng người.Khuyết Danh
113 – Thiên hạ có nhiều người sợ bóng mình, mà ghét vết mình, cắm cổ mà chạy, vết lại càng nhiều, bóng lại càng nhanh. Chẳng bằng đến chỗ mát mà nghỉ thì tự nhiên bóng hết, vết tan.Mai–Thăng
114 – Chưa có người nào hành vi phẩm hạnh không được đoan chính mà họ có thể yêu nước được. Cổ Ngữ
115 – Không khổ nhất định không nên người hay.Khổng–Tử
116 – Người ta hơn thú vật ở nhân phẩm, không nhân phẩm chẳng phải là người.Quan–Doãn–Tử
117 – Nói đương sướng hả mà nín ngay được, ý đương hớn hở mà thu lại được, tức giận đam mê đương sôi nổi nồng nàn mà tiêu trừ được không phải là người kiên nhẫn thì không sao làm được.Vương–Dương–Minh
118 – Lời nói là một đọi máu.Cổ Ngữ
119 – Muốn người trọng phải tự trọng mình trước.Vương–Xương–Linh
120 – Những người trải qua tai họa, thì thường thấu lẽ và giỏi việc.Mạnh–Tử
121 – Nghe cho nhiều rồi chọn điều phải và cố làm cho kỳ được.Xem cho rộng, rồi ghi nhớ lấy, để suy nghĩ cho tường.Luận–Ngữ
122 – Học cũng có ích như trồng cây. Mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.Nhan–Thị Gia–Huấn
123 – Người ta biết nhiều cũng là làm giàu.Gia Ngữ
124 – Học mà không chăm–chỉ thì chẳng bao giờ thành.Quan–Doãn–Tử
125 – Tin sách cả không bằng không sác còn hơn.Mạnh–Tử
126 – Tính người lúc sơ sinh không khác nhau mấy, chỉ vì tập thói quen tốt thì tốt, tập thói quen dỡ thì thành người dỡ. Luận Ngữ
127 – Đồ dùng bẩn thì biết rữa, tâm địa sao lại để yên.Ý–Lâm
128 – Đối với kẻ tự hại thân, dù nói cũng bằng thừa.Đối với kẻ tự liều thân dù giúp cũng vô ích.Luận Ngữ
129 – Học rộng mà phải chuyên tâm, bền chí, hỏi những điều cần thiết thực mà suy nghĩ để hay cho tấm thân.Luận Ngữ
130 – Phàm việc mà chịu thiệt ấy là người tốt. Phàm việc chiếm phần hơn ấy là người xấu.Phạm–thân–Tập
131 – Thiên hạ chưa lo đến. Mình lo trước cho thiên hạ.Thiên hạ đã vui rồi. Mình vui sau cả thiên hạ.Phạm–Trọng–Yêm
132 – Ta là người, hễ có việc gì nghĩ chưa ra thì nghĩ mãi đến quên cả ăn ; nghĩ ra được rồi thì quên cả lo. Không biết rằng tuổi già đã sắp tới vậy.Khổng–Tử
133 – Ôn lại cái xưa để mà biết được cái nay.Cổ Ngữ
134 – Đọc sách không nhiều thì không lấy gì chứng cho sự biến hóa của lý. Đọc sách nhiều mà không cầu ở tâm thì lại là tục học.Hoàng–Lệ–Châu
135 – Biết thì biết là mình biết.Không biết thì biết là mình không biết. Đó mới thật là biết.Luận Ngữ
136 – Đem cái điều mình ưa thích ra để chống đối lại với cái điều mà mìnhkhông ưu thích. Đó là căn bịnh trầm trọng nhất của tâm hồn.Tăng–Sán
137 – Sớm nghe được đạo. Chiều chết cũng vui.Luận Ngữ
138 – Học rộng điều gì không bằng biết phần cốt yếu của điều ấy.Biết phần cốt yếu của điều ấy, không bằng thực hành điều ấy.Châu–Hy
139 – Kẻ sĩ cần phải có khí độ lớn lao, kiến thức phải rộng rãi.Bùi–Hành–Kiệm
140 – Không gì nghèo bằng không có tài, không gì hèn bằng không có chí.Uông–Cách
141– Người đi học đừng lo không có tài, chỉ lo không có chí.Diêm–Thiết–Luận
142 – Có yên tĩnh mới nẩy ra tinh thần.Có tinh thần mới nẩy ra trí tuệ.Hồ–Lâm–Dực
143 – Việc đời có việc không nên biết.Có việc cũng không nên quên.Có việc không nên không quên.Đường–Tuy
144 – Ở đời chẳng có việc gì là chẳng phải khó nhọc mới làm nên.Văn–Trung–Tử
145 – Đường tuy gần không đi không bao giờ đến.Việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên.Tuân–Tử
146 – Người ta ngu đến đâu cũng còn dạy được.Khôn đến đâu cũng còn phải học thêm. Trần–Hoàng–Mưu
147 – Tuổi trẻ không gắn sức, già cả phải ngậm ngùi… Cổ–Thi
148 – Đọc sách mà con mắt không tinh, thế là vùi dập cái khổ tâm của người xưa.Cổ–Ngạn
149 – Biết mà học không bằng thích mà học.Thích mà học không bằng say mê mà học.Luận Ngữ
150 – Đời sống ta thì có hạn, mà sự học hỏi thì vô hạn.Trang–Tử
151 – Có nôm vì cá. Muốn đặng cá phải quên nôm.Có dò vì thỏ, muốn đặng thỏ phải quên dò.Có lời vì ý, muốn đặng ý phải quên lời.Tang–Tử
152 – Ra đời thấy thua người thì học, thấy hơn người thì dạy.Học thấy hơn người thì cố học thêm. Thấy thua người thì cố học kịp người.Âu–Dương–Tu
153 – Tiếng người không cánh mà bay xa.Tình người không rễ mà bám chặt.Quân Tử
154 – Ở đời cái gì mà thung dung thì còn, mà cấp bách thì mất.Việc mà thung dung thì có ý vị. Người mà thung dung thì thường sống lâu.Lã–Khôn
155 – Cũng một chữ tình đem dùng cho quốc gia, xã hội thì hay vô cùng. Dùng ở chốn nguyệt hoa thì có khi thiệt mạng.Hiệp Tà Kính
156 – Người còn bụng chết còn gì thảm hơn.Trang–Tử
157 – Thói thường người đời rất hay thay đổi ; Việc chưa đến ai ai cũng giỏi, việc đã đến ai ai cũng trách khó. Việc đã xong ai ai cũng nhận công.Nhân Sinh Tất Độc Thư
158 – Lòng giận dỗi tệ hại vô cùng. Bốc lên thì dễ, dẹp đi thì khó.Trình–Di
159 – Vui không gì vui bằng thích điều lành, khổ không gì khổ bằng nhiều lòng dục.Tố–Tư
160 – Sĩ phu nên có tấm lòng lo việc nước chẳng nên chỉ có lời bàn cho việc nước. Cấp Chủng Chu Thư
161 – Đáng vui mà buồn, đáng buồn mà vui là táng tận lương tâm cả. Tả–Truyện
162 – Sự vui sướng của thằng dại, người khôn lấy làm buồn rầu.Chiến Quốc Sách
163 – Tính nước vẫn trong, đá, cát làm bẩn, tính người vẫn lánh thị dục làm hại.Văn Tử
164 – Những người cùng thích một việc hay ghen ghét nhau.Những người cùng lo một việc hay thân thiết nhau.Chiến Quốc Sách
165 – Sống về lo lắng, mà chết về yên vui vậy.Mạnh–Tử
166 – Nhiều người dù đã nỗ lực thành công nhưng vẫn thất bại vẫn xông pha nguy hiểm, khi cần, quyết sát thân để thành nhân.Luận Ngữ
167 – Điều thiết yếu của đạo học vẫn không có gì khác, chỉ cốt tìm lại cái tâm phóng vật của mình mà thôi.Mạnh–Tử
168 – Xét lại mình ta mà mọi lẽ điều thành thực cả thì vui thú chẳng điều gì lớn hơn vậy.Mạnh–Tử
169 – Hiếu là gốc của đức.Hiếu là đầu trăm nết.Ngạn Ngữ
170 – Người con có hiếu đối với cha mẹ cư xử hết lòng kính phục, phụng dưỡng hết ý vui, lúc đau yếu thì hết lòng chăm lo, lúc tang hết lòng thương xót, lúc lễ hết sức nghiêm trang.Khổng–Tử
171 – Cha có con can gián mới khỏi mắc vào điều bất nghĩa. Đối với việc bất nghĩa con không thể không can gián cha được.Khổng–Tử (Hiếu Kinh)
172 – Lễ với xa xĩ thà rằng kiệm ước còn hơn ; tang với nghi văn quá thà rằng thương buồn còn hơn.Luận Ngữ
173 – Sự sống ta cũng thèm muốn, điều nghĩa ta cũng thèm muốn, hai đường ấy, nếu chẳng có thể kiêm được cả, thì bỏ sự sống mà lấy điều nghĩa vậy.Mạnh–Tử
174 – Trong thân thể chí là bậc nhất, khí là thứ hai, vậy nên giữ gìn lấy cái chí mà cũng chẳng nên làm tổn hại cái khí.Mạnh–Tử
175 – Biết xấu hổ gần được là bậc nhân dũng.Khổng–Tử
176 – Những điều mà mình cho là không nên làm thì chớ làm.Những điều mình cho là không nên muốn thì chớ muốn.Mạnh–Tử
177 – Kẻ sĩ trau dồi học vấn, đức hạnh, nếu người không biết mình, mình không lấy điều ấy làm giận.Luận Ngữ
178 – Người quân tử thấy việc nguy hiểm thì liều thân mạng giải cứu, thấy điều lợi thì nghĩ đến việc nghĩa.Luận Ngữ
179 – Suốt đời chẳng để tiếng khen, người quân tử lấy điều ấy làm ghét giận.Khổng–Tử
180 – Người kia tất tự khinh thường mình trước, rồi sau người ngoài mới khinh thường mình. Nhà kia tất tự hủy hoại trước rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình. Nước kia tất tự mình sát phạt nhau trước rồi sau người ngoài mới sát phạt mình.Mạnh–Tử
181 – Kẻ ham học hỏi, gần với đức trí, kẻ gắng sức làm điều phải gần với đức nhân, kẻ biết xấu hổ gần với đức dũng.Trung Dung
182 – Người trí chẳng mê hoặc vì đã rõ sự lý, người nhân không lo buồn vì việc làm do lòng thương yêu mọi người và hợp với chính nghĩa, người dũng không sợ hãi vì có đủ nghị lực để đối phó với mọi cơ hội.Luận Ngữ
183 – Thân nuôi mà không để cho nó hại thì nó đầy cả trời đất.Mạnh–Tử
184 – Kẻ lao tâm trị người, kẻ lao lực bị người trị.Mạnh–Tử
185 – Kẻ bị trị thì phải nuôi người.Kẻ trị người thì được người nuôi.Mạnh Tử
186 – Mình tự trách mình nhiều mà trách người ít.Luận Ngữ
187 – Đem xương trừ kiến thì kiến lại càng nhiều. Lấy cá đuổi ruồi, ruồi lại càng đến.Hàn Phi Tử
188 – Kẻ dữ nổi lên người người đều lánh mặt. Kẻ dữ tan tành người lành tăng số.Ngạn Ngữ
189 – Người lành gặp phước ; dân chúng đặng vui mừng.Kẻ dữ gặp gian nan ; thiên nan đều cho đáng kiếp.Ngạn Ngữ
190 – Loạn sinh ra là do lời nói.Dịch Kinh
191 – Nói lời chớ được nuốt lời.Công–Dương–Truyện
192 – Miệng là cái cửa họa và phúc.Quách–Yên
193 – Bàn việc công không nên nói chuyện tư.Lễ–Ký
194 – Lúc đáng nói thì nói, có như thế người nghe mới không chán.Luận Ngữ
195 – Quân tử nói bằng việc làm, tiểu nhân nói bằng đầu lưỡi.Gia Ngữ
196 – Việc làm nên trước mọi người, câu nói nên sau mọi người.Lữ–Khôn
197 – Bệnh theo miệng mà vào. Vạ theo miệng mà nẩy sinh.Phó Dịch
198 – Tâm không bình, khí không hòa, thì nói hay lầm lỗi.Hứa–Hành
199 – Không gì dở bằng ghét nghe điều lỗi của mình. Úy–Liệu–Tử
200 – Lúc giàu không nên khe khắt, lúc nghèo mới ăn năn, lúc ở không chẳng học, lúc làm mới hối hận, lúc thường chẳng chịu giữ gìn, lúc đau mới tiếc.Cổ Ngữ
201 – Gièm pha mai mĩa là một tật xấu nhất ở đời.Lữ–Khôn
202 – Ngôn ngữ ác độc là đặt điều, nói dối.Lữ–Khôn
203 – Nói phải nghĩ đến làm, làm phải suy lại từ lời nói.Trung Dung
204 – Cái lỗi cốt ý làm là lỗi trọng. Lỗi vô ý là lỗi nhỏ.Đường–Bưu
205 – Nói chuyện chẳng nên châm chọc để người ta đau đớn.Nói đùa chớ nói xa xôi để người ta phiền.Lục Lũng Kỳ
206 – Chỉ có nói, không có làm, người quân tử lấy làm xấu hổ.Lễ Ký
207 – Người hay ít nói. Kẻ nông nổi lại lắm lời.Kinh Dịch
208 – Không biết mà nói là ngu. Biết mà không nói ấy là hiểm.Chiến–Quốc–Sách
209 – Suốt đời làm lành, một câu nói ác đủ bỏ đi tất cả.Gia Ngữ
210 – Trí khôn muốn cho tròn, việc làm muốn cho gói sạch.Hoài–Nam–Tử
211 – Lời nói giản dị mà ý thâm sâu là lời nói hay.Mạnh Tử
212 – Nhanh nhẹn việc làm, lời nói cẩn thận.Luận Ngữ
213 – Người quân tử không sợ cọp chỉ sợ miệng người mai mĩa.Luận Hành
214 – Chớ nên nói nhiều, vì nói nhiều thì lỗi cũng nhiều.Gia Ngữ
215 – Tặng một câu nói hay còn hơn tặng ngọc ngà châu báu.Tuân–Tử
216 – Biết được làm là khó, thì nói không nhẹ miệng.Chu–Hi
217 – Kẻ nào nói chuyện người giỏi thường quên không xét mình. Trương–Thức
218 – Đương lúc thích chí gặp người thích chí, nói chuyện thích chí, thì ngôn ngữ lại càng phải cẩn thận.Lưu–Trấp–Sơn
219 – Biết thì phải biết cho tường tận. Làm thì phải làm cho đến nơi.Trương–Tĩnh–Phong
220 – Việc làm được trước mặt mọi người thì hãy nói.Câu nói được trước mặt mọi người thì hãy làm.Sử–Điển
221– Lời nói mà giản dị vừa phải thì ta ít khi hối hận, người đời ít khi oán hờn.Viên–Thị Thế–Phạm
222 – Việc gì không thể dối với người nói được thì đừng làm.Việc gì không thể cùng người làm được thì đừng nói.Triệu–Biên
223 – Có lỗi mà chẳng đổi được, người đời gọi là mất lương tâm.Trung Luận
224 – Đại cuộc tuy một ngày một bại hoại, chúng ta vẫn cố sức duy trì, được phần nào hay phần ấy, còn ngày nào hay ngày ấy.Tăng–Quốc–Phiên
225 – Khi xong việc mới luận bàn, đứng ngoài cuộc mà phẩm bình là cái nết xấu của người học.Nguỵ–Hy
226 – Muốn cho người không nghe chẳng gì bằng đừng nói.Muốn cho người không nói chẳng gì bằng đừng thèm nghe.Muốn cho người không biết chẳng gì hơn bằng đừng làm. Hán Thư
227 – Kẻ khoe cái tài, cái giỏi của mình là kẻ bất tài.Kẻ lấy cái hay, cái tài của người làm của mình thì lại càng xấu.Lữ–Khôn
228 – Người ta khổ vì không biết cái lỗi của mình. Đường Thái–Tôn
229 – Đương lúc vui chớ nên nói nhiều, đương khi thoã lòng mong ước chớ nên thay đổi công chuyện.Chu–Hy
230 – Nghìn lời nói, muôn câu chuyện cốt ở sự thật.Tiết–Huyên
231 – Thuốc hay thường đắng miệng mà chữa được bệnh.Nói thật trái tai, nhưng lợi được việc làm.Gia Ngữ
232 – Người đáng nói mà mình không nói là bỏ phí người.Người không đáng nói mà nói là dễ phí mất lời.Luận Ngữ
233 – Câu nói trái tất phải xem câu nói đó có đúng không.Câu nói chiều lòng tất phải xem lại câu nói đó có vô lý không.Thư Kinh
234 – Câu nói không nói ra, nghe lại to hơn tiếng sấm.Quản Tử
235 – Việc làm muốn trước người, lời nói muốn sau người.Đại–Đái–Ký
236 – Lời nói đáng tin thì giọng không đẹp.Lời nói ngọt ngào thì chẳng đáng tin.Lão–Tử
237 – Dịp may khó mà được nhưng dễ mất.Lê–Thái–Công
238 – Nhàn quen bỡi lười, lười quen bỡi sanh bệnh.Nhan–Thị Gia–Huấn
239 – Chăm chỉ là thuốc trị « LƯỜI ».Cẩn thận là thuốc trị « KIÊU ».Tăng–Quốc–Phiên
240 – Tinh thần càng vận dụng thì càng nẩy nở,không nên vì mệt mỏi mà quá chần chờ.Tăng–Quốc–Phiên
241 – Dòng nước chảy luôn thì không hôi thối.Then cửa đẩy luôn thì không sinh mọt.Lã–Thị Xuân–Thu
242 – Ở đời không việc gì không khó mà nên.Văn–Trung–Tử
243 – Chăm tuy yếu cũng mạnh, tuy ngu cũng phải khôn.Tăng–Quốc–Phiên
244 – Tấc bóng là tấc vàng, có tấc vàng khó mua được tấc bóng.Cổ Thi
245 – Những người nói « NGÀY MAI » bao giờ cũng thất bại.Quan–Doãn–Tử
246 – Tập cho quen với khó nhọc cốt sau này gánh vác việc đời.Tăng–Quốc–Phiên
247 – Đường xa nghìn dặm, tuy đi được chín trăm nhưng chỉ mới là một nửa.Chiến Quốc–Sách
248 – Việc đời vì khó mà bỏ qua, mười việc có chừng một việc.Vì lười mà bỏ, mười có đến chín việc.Nhan–Thị Gia–Huấn
249 – Cái tường thấp hay mời kẻ trộm đến.Thi Tử
250 – Thân không giữ thì hư.Giặc không giữ thì bị tai hoạ.Trình–Thiên–Phu
251 – Người ta nếu không nghĩ xa thì chẳng được bao lâu thế nào cũng có chuyện buồn gần.Luận Ngữ
252 – Chớ coi thường chuyện nhỏ. Lỗ nhỏ làm đắm thuyền.Chớ khinh vật nhỏ, con sâu nhỏ đủ hại mạng người.Quan–Doãn–Tử
253– Con voi chết vì ngà.Con ve chết vì tiếng gáy.Đom đóm chết vì ánh sáng.Người biết quý thân không ham gì tiếng tăm rực rỡ.Lã–Ngữ Tập–Tuý
254 – Nên đương lúc có, phải nghĩ đến lúc không.Chớ nên đợi đến lúc không, mới nghĩ đến có.Ngạn Ngữ
255 – Té xuống nước còn có thể bơi được. Sa ngã với ai khó cứu được.Đại–Đái–Ký
256 – Chim sẽ làm ổ ở đầu nhà, mẹ con hú hí tự lấy làm yên, nhà cháy mà chim vẫn như không là tại chim không biết tai vạ sắp đến.Không–Tòng–Tử
257 – Việc xong rồi mới hỏi mình là dại, việc đã rồi mới chê người còn kém, như vậy đều là không lịch duyệt cả.Tăng–Quốc–Phiên
258 – Làm nhà bên đường mà gặp ai cũng bàn thì ba năm cũng không xong.Tào–Bao–Truyện
259 – Tiền của chứa nhiều mà không biết dùng thì thật là một kho oán.Thiết–Uyển
260 – Cọp, beo ở đằng trước, đằng sau tuy có châu báu cũng không kịp lấy, là có ý tránh hoạn nạn trước, còn lợi để ở sau.Hoài–Nam–Tử
1. – Giấn thân vào nơi nước cạn, coi chết như trở về.Tào Tử–Kiên
2. – Người quân tử thà chịu nghèo nàn cơ cực, không vì túng quẫn mà làm chuyện không lành.Luận Ngữ
3. – Bỏ đời người đi để làm chuyện nghĩa.Mạnh–Tử
4. – Chí người trượng phu càng khốn khổ càng phải bền gan, càng già lại càng hăng hái.Mã–Viện
5. – Đối với việc nước thì hết hơi, hết sức làm cho đến lúc chết mới thôi.Khổng–Minh
6 – Sang một mình, giàu một mình, người quân tử lấy làm tủi thẹn.Lễ–Ký
7 – Chịu nhục để sống ở đời, người quân tử lấy làm xấu hổ.Yên–Đan–Tư
8 – Giàu sang không thể quên được chính mình, nghèo hèn không thể thay đổi tâm mình, sức lực không làm nhục được chí mình, như vậy là trượng phu.Mạnh–Tử
9 – Giàu mà keo kiệt chẳng bằng nghèo mà thung dung, sống mà nhục chẳng bằng chết mà vinh dự.Lễ–Ký
10 – Người quân tử nên để nhận người, chớ để người nhận mình.Chu–Hi
11 – Trời đâu cũng che, cho nên có tiếng là cao. Đất nào cũng chở nên có tiếng là rộng. Mặt trời, mặt trăng chỗ nào cũng soi nên có tiếng là sáng. Sông, bể cái gì cũng chứa chấp nên có tiếng là lớn.Tào–Thực
12 – Có yêu người vậy sau mới giữ được thân.Trương–Tái
13 – Khí độ hẹp hòi là chứng bệnh rất lớn của người học rộng.Lã–Khôn
14 –Thương con sâu rộng, thì phải bắt con chăm chỉ làm ăn mới được.Luận Ngữ
15 – Vật gì nhìn qua biết ngay thì bên trong không có gì cả.Tăng–Quốc–Phiên
16 – Người quân tử rất ghét việc làm đồng loại.Gia Ngữ
17 – Cùng người ta mà so hơn tính thiệt trong thâm tâm vẫn còn cặn bã chưa trừ được hết.Tiết–Huyên
18 – Việc làm tốt nhất trên đời không gì bằng cứu người lúc nguy cấp, thương kẻ khốn cùng.Cổ Ngữ
19 – Bo Bo cùng người, tranh nhau phải trái, như thế thì độ lượng mình cùng độ lượng người khác nhau được là bao nhiêu.Lã–Khôn
20 – Người quân tử thương ai hay dùng lẽ phải, người thường thương ai thường dùng cách cẩu thả, tạm bợ.Lễ–Ký
21 – Nhịn điều mà người ta không nhịn được, nhận điều mà người ta không nhận được chỉ có những người kiến thức hơn người mới làm như thế được.Trình–Di
22 – Trời không phải của riêng ai, không cho riêng một người giàu, ý trời muốn phó thác cho những kẻ nghèo nàn cho người đó. Trời không phải cho riêng một người sang, ý trời muốn là phó thác những kẻ hèn cho người ấy.Sử Điển
23 – Ta kính cha ta đến cả cha người, yêu con ta yêu cả con người.Gia Ngữ
24 – Biết người, ta nói dối không thèm nói ra miệng, phải người ta khinh, không thèm giận ra mặt ; như thế thì có thú vị vô cùng và hưởng nhiều lạc thú về sau.Súc–Đức–Dục
25 – Tâm địa bình thản thì tự nhiên khoan khoái vô cùng.Trình–Hiệu
26 – Trời không che riêng, đất không chở riêng, mặt trời không soi riêng, mặt trăng không sáng riêng.Gia Ngữ
27 – Tâm ta như cán cân, không thể vì người mà héo, mà tươi được.Khổng–Minh
28 – Không thể lấy nặng nhẹ mà dối người có cân. Không thể lấy dài ngắng mà dối người có thước được.Quản–Tử
29 – Việc gì của thiên hạ nên đem cái tâm của thiên hạ mà cư xử. Chớ nên cư xử bằng cái khôn ngoan vụn vặt, nhỏ nhen.Tả–Tôn–Đường
30 – Không có đức mà nhiều của cải là cái mầm của tai vạ.Tiêm–Phu
31 – Người có bao nhiêu của cũng không vừa, thì tham lam đê tiện không biết thế nào mà kể. Vươn An Thạch
32 – Người hiền mà nhiều của thì mất chí. Người ngu mà nhiều của thì nhiều tội lỗi.Sơn–Quảng
33 – Kẻ hiếu thắng thì ham tranh giành, kẻ hiếu danh thì là phải nhục.Khuyên–Giới Toàn–Thư
34 – Ba ba, thuồng luồng, cho sông còn cạn nên làm ổ dưới đáy. Chim sâu, chim sẻ cho núi còn thấp nên làm ổ tận trên ngọn, vậy mà khi chết cũng chỉ vì một cái mồi.Tuân–Tử
35 – Người giỏi không tiếc thân mình mà lo nước nhà suy vong.Tô–Tuấn
36 – Đem lửa thử vàng thì biết vàng tốt xấu.Đem của thử người thì biết người quý hay không.Cổ Ngạn
37 – Cái tài giận dỗi không đánh đổi nổi cái mặt tươi cười.Cổ Ngạn
38 – Thiên hạ dù loạn nhà ta phải giữ cho yên.Nhà ta chẳng may bị loạn, thân ta, tâm ta cố giữ sao cho trị.Vô Danh
39 – Tay áo dài thì múa khéo, tiền bạc nhiều thì buôn giỏi.Hàn–Phi–Tử
40 – Nguồn trong, dòng nước trong.Nguồn đục, dòng nước đục.Tuân–Tử
41 – Vì nước mà quên nhà, vì công mà quên tư.Giã Nghĩ
42 – Kẻ sĩ, nhiều người cậy « TÀI » mà hỏng mất « NẾT ». Phùng–Diển
43 – Tóc ngắn tấm lòng dài. Tả–Truyện
44 – Tính người tầm thường như nước ở trong lọ. Lọ vuông nước vuông, lọ tròn nước tròn.Vương–Hóa–Cơ
45 – Một mình thấy chẳng bằng nhiều người cùng thấy ; SÁNG HƠN.Một mình mình nghe, chẳng bằng nhiều người cùng nghe ; RÕ HƠN.Hàn–Thi Ngoại–Truyện
46 – Con cá muốn làm khác hẳn loài cá, bỏ nước nhảy lên bờ ; CHẾT.Con cọp muốn làm khác loài cọp, bỏ núi ra đồng ; BỊ BẮT.Quan Doãn Tử
47 – An ác, dương thiện là bực thánh ; thích thiện, ghét ác là bậc hiền, tánh bạch thiện, ác quá đáng là hạng người thường điên đảo, thiện ác để sướng miệng dèm pha là đứa tiểu nhân.Chu–Trung Trang–Công
48 – Lửa bốc lên cao nước chảy xuống thấp thế mà lửa bao giờ cũng thua nước.Văn Trung Tử
49 – Một bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nhưng gặp trường hợp cần thì phải hy sinh bản thân để cứu lấy quần chúng.Lã–Khôn
50 – Người quân tử thà chết không chịu nhục.Đứa tiểu nhân thà chịu nhục không dám chết.Lưu–Trực–Trai
51 – Ở đời loạn lạc lại càng không nên xa xỉ.Tăng–Quốc–Phiên
52 – Ai mà ăn mặc cho riêng mình, có tiết độ, chừng mực thì không sinh lòng tham.Văn–Trung–Tử
53 – Có tiết kiệm mới thanh liêm.Phạm–Thuấn–Nhân
54 – Xa xỉ thì việc gì cũng tham lam, hà tiện thì việc gì cũng quê mùa.Lễ–Ký
55 – Kẻ nào thường hay tiết kiệm thì không phải lụy vào người.Tăng–Quốc–Phiên
56 – Tiết kiệm, chất phác, đều là tính tốt của con người.Trình–Di
57 – Người có nhiều mưu trí không bao giờ bị nhục.Lão–Tử
58 – Làm việc đã tốt mà còn muốn tốt hơn thì thường hay hỏng.Tả–Tôn–Đường
59 – Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì phải khuyết, vật gì có thịnh tất phải suy.Thái–Thạch
60 – Người nhiều mưu trí thì nghèo hèn cũng vui sướng.Người không có mưu trí thì giàu sang cũng buồn phiền.Lã–Bang–Hiến
61 – Người không tham, không vì lợi mà làm lụy thân.Trang–Tử
62 – Người không tham lam thì trời bắt nghèo cũng không được.Ngụy–Hy
63 – Dưa ngọt thì cuống đắng, trong thiên–hạ không có chuyện gì hoàn hảo hoàn toàn.Mặc–Tử
64 – Biết đủ thường vui sướng, kiên nhẫn thì bình an.Khuyến–Giới Toàn–Thư
65 – Người mà chịu khổ, ăn rau cho là ngon thì làm gì cũng nên,Uông–Cách
66 – Kẻ hay xa xỉ, thì giàu vẫn nghèo, người kiệm ước dù nghèo cũng vẫn không thiếu thốn.Đàm–Tử
67 – Người nào tự mình xa xỉ thì họ hàng ít khi được nhờ.Trần Cơ Đình
68 – Thấy điều phải mà không làm thì thật là người nhu nhược.Luận Ngữ
69 – Ham muốn nhiều thì phải xài to, chứa chất nhiều tất mất lớn, biết đủ thì khỏi nhục, biết thôi thì không nguy.Lão–Tử
70 – Cảm khái mà tự giết mình thì không phải là người can đảm.Hậu Hán Thư
71 – Ông tướng đánh trận thua, không thể nói chuyện hùng hồn được.Quang–Vũ–Quân
72 – Người quyền thế chỉ biết dùng sức mà không biết nghĩa thì làm nên loạn.Người thường chỉ biết dùng sức mà dùng không biết nghĩa thì thành đạo tặc.Luận Ngữ
73 – Oai hùng mà gặp người oai hùng thì oai hùng vô nghĩa.Khôn ngoan mà lại gặp khôn ngoan thì khôn ngoan thừa.Tô–Triệt
74 – Người ta thứ nhất là phải có chí.Thứ hai là phải hiểu tính người.Thứ ba là phải bình thường không thay đổi tính tình.Tăng–Quốc–Phiên
75 – Liêm sĩ là chuyện lớn, tử sinh là lẽ thường.Diệp–Mộng–Đác
76 – Người đã biết nuôi « CHÍ » thì không bao giờ nghĩ đến tinh thần.Trang–Tử
77 – Đáng chết thì chết, quyết không cẩu thả cầu sống, để cho tâm không được yên, thà chỉ nên thí thân đi để cho tâm hồn được yên và đức được trọn vẹn.Luận Ngữ
78 – Thấy lợi nghĩ đến nghĩa mà không lấy bậy, lâm nạn làm hết sức mà không tiếc thân. Một lời giao ước tuy lâu ngày mà vẫn nhớ mãi.Luận Ngữ
79 – Người quân tử trọng được, khinh được, làm được, giết chết được, nhưng không thể bắt làm bậy được.Diêm–Thiết–Luận
80 – Kẻ học rộng có chí muốn biết những chuyện cao minh, mà còn xấu hổ, mặt không được đẹp, ăn không được ngon, thì chưa đáng cùng nói chuyện cao xa được.Luận Ngữ
81 – Người đi học chẳng lo không có tài, chỉ lo không có chí.Diêm Thiết–Luận
82 – Đói xác ve hơn no bè bọ.Bảo–Phát–Tử
83 – Ai mà thân được nhàn rồi thì chí thường hay eo hẹp.Gia Ngữ
84 – Phải trái mà không rõ ràng, tiết nghĩa không giảng xét, thiên hạ sở dĩ loạn là như thế.Hồ–Lâm–Dục
85 – Học trò trong nước mà không có chí, khí tiết, thì thế nước thoi thóp như người sắp chết.Tiết–Huyên
86 – Yên vui, sung sướng là thứ thuốc độc, không nên quyến luyến ham mê.Tả–Truyện
87 – Lúc nguy cấp chỉ nên trông cậy những điều của mình, không nên trông cậy những điều của người.Tăng–Quốc–Phiên
88 – Chúng ta sinh sau cổ nhân, nên làm con cháu cổ nhân, chẳng nên làm tôi tớ cho cổ nhân. Ngụy–Hi
89 – Làm người nên tự lập lấy thân, tự trọng, không nên giẩm gót người trước, nói theo miện người. Lục–Cữu–Uyên
90 – Nghèo không phải là xấu. Nghèo mà không có chí mới là đáng khinh. Hèn không đáng ghét, hèn mà bất tài ấy mới đáng khi. Già không nên than thở, già mà sống thừa mới đáng than thở. Chết không nên bi ai, chết mà vô ích mới đáng bi ai.Lã–Khôn
91 – Những việc nghĩa nên làm, sức đủ làm, bụng muốn làm.Vì bè bạn, vợ con cản trở, mà thôi không làm thế là người vô chí.Lã–Khôn
92 – Học dể mà thích học thì khó.Làm dể mà hết sức làm thì khó.Xấu hổ dể mà biết xấu hổ thì khó.Vương–Thuyền–Sơn
93 – Trên thì trời, dưới thì đất, người ta ở đời khoảng giữa, làm người có ra người thì mới không phí.Chu–Hy
94 – Đối với người, đời xưa mà chịu thua kém, là không có chí.Đối với người đời nay, mà không dung thứ là không có lượng.Lưu Cao
95 – Người sinh ra đời không có một chút nghị luận hay, một chút công nghiệp tốt, suốt ngày chỉ ăn không ngồi rồi, mà không để bụng thì không khác gì giống vật. Tô–Tử–Do
96 – Trời có thể cho người ta được mùa, không thể cày cấy giúp được.Ngụy–Liểu–Ổng
97 – Cây chi, cây lan tuy mọc chỗ rừng vắng mà hoa vẫn thơm.Quân tử theo lẽ phải, làm điều hay, tuy gặp khốn cùng mà tiết hạnh vẫn không thay đổi.Gia Ngữ
98 – Lâu nay đời vẫn làm đắm đuối loài người, cái chí của ta là cái để hộ thân ta, mà sóng gió không thể vùi dập ta được.Chúc–Vô–Công
99 – Mắt không trông theo người, tai không nghe theo người, miệng không nói theo người, mũi không ngửi theo người.Nguyên–Kết
100 – Của chứa nghìn vàng, không bằng có một nghề trong tay.Nhan–ThịGia–Huấn
101 – Gây dựng cho nên, khó hơn lên trời, phá hoại cho hư dể như đốt lông.Liêu–Tì
102 – Kẻ sĩ cần nhất là phải có chí khí cho to, kiến thức cho rộng.Bùi–Hành–Kiệm
103 – Làm điều thành thực, thì bụng yên ổn và một ngày một hay.Làm điều gian dối thì bụng băn–khoăn và một ngày một dỡ.Thư–Kinh
104 – Ai mà vâng liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.Lão–Tử
105 – Người mà không có tin chẳng biết người ấy làm được gì.Luận Ngữ
106 – Có lòng thành thật mà không biết tùy thời cũng là một cách hại thân.Diêm–Thiết–Luận
107 – Quân tử đối với người còn hết lòng huống chi đối với mình.Tiểu nhân tự đối với mình còn hay dối huống chi đối với người.Dương–Tử
108 – Cái hại xa xỉ quá là thiên tai.Tấn–Thư
109 – Cả nước phung phí thì dạy nước lấy tiết kiệm.Cả nước tiết kiệm thì dạy nước lấy lễ nghi.Lễ Ký
110 – Thường lo không đủ thì tự nhiên có thừa.Ngụy–Tế–Thụy
111 – Có kẻ nhiều người ghét, song hoặc là kẻ có tính khác thường chăng, ta phải suy nghĩ xem thật đáng ghét vậy sau mới ghét. Có kẻ nhiều người thương, song hoặc là kẻ có tính nịnh đời chăng, ta hãy xem thật đáng yêu sau mới yêu.Luận Ngữ
112 – Người mà nhiều người ghét thì nguy hại vô cùng.Tuân–Tử
113 – Yêu ai, nhưng cũng nên biết điều dở của người ấy.Ghét ai, nhưng cũng phải biết điều hay cho người ấy.Lễ–Ký
114 – Người ham điều lành, phúc tuy chưa có, nhưng họa đã xa.Người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, nhưng phúc đã xa.Trung Luận
115 – Người quân tử ta nên thân. Đứa tiểu nhân ta nên tránh.Thân–Hàm–Quang
116 – Thương người mà thương vô lý thành ra làm hại người.Ghét người mà ghét vô lý thành ra làm hại cho thân.Ngụy–Tế–Thụy
117 – Việc được, thì dèm pha. Đức cao thì chê bai lại đến.Hàn–Dũ
118 – Lời nói đáng tin thì giọng không đẹp.Lời nói giọng đẹp thì chẳng đáng tin.Lão–Tử
119 – Nhà phú quý nên học sách khoan dung.Người thông minh nên học thói trung hậu.Trần–Kế–Nho
120 – Học cần nhất phải biết biến hóa chí mình.Tiết Uyên
121 – Phú quý mà kiêu ngạo cố nhiên là không phải.Học thức mà kiêu ngạo cái hại cũng khá to.Trình Hiệu
122 – Sau một lần thất bại mới biết mình còn thiếu nhiều kiến thức.Kinh–Viên Tiểu–Ngữ
123 – Trước khi muốn nên người ta phải luyện chí cho thành trước đã.Quan–Doãn–Tử
124 – Học vậy sau mới biết có lỗi, học kỹ như vậy sau mới biết đổi lỗi.Phan–Nam–San
125 – Người học rộng nên thu thập tinh thần, ví như lò lửa, để tụ lại thì vừa nóng, vừa sáng mãi, trải ra thì chóng tàn.Hạ–Đông Nam
126 – Người mẹ lành quá thì con hay hư.Diêm–Thiết–Luận
127 – Nuôi con mà không dạy dỗ là gây một đàn trộm cướp.Vô Danh
128 – Ăn no, mặc ấm, ở không mà không có dạy dỗ thì không khác gì thú vật.Mạnh–Tử
129 – Người ta ngu đến đâu cũng còn dạy được, mà dù khôn đến đâu cũng cần phải dạy.Trần–Hoàng–Mưu
130 – Người ta, không trừ loài giống nào, đến có thể dạy được.Luận–Ngữ
131 – Để cho con đống vàng, không bằng để cho con quyển sách.Vi–Hiền–Truyện
132 – Dậy sớm thức khuya, nghĩ làm sao không để nhục đến cha mẹ.Thư–Kinh
133 – Cây muốn lặng, gió chẳng dừng, con muốn nuôi, cha mẹ đã khuất.Gia–Ngữ
134 – Ở nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài kính trọng với người trên.Luận Ngữ
135 – Anh em quan hệ với nhau như tay với chân. (Huynh đệ thủ túc). Triệu–Tục
136 – Dạy cho ai điều dở chớ nên quá ư nghiêm khắc, dạy điều hay cho ai chớ nên cao siêu quá.Sử–Điển
137 – Tự xử nghiêm trang mà công việc làm thì giản dị.Luận Ngữ
138 – Người có lễ phép thì yên vui, không lễ phép thì nguy khốn.Lễ Ký
139 – Hiền quá thì coi thường, nghiêm quá chẳng ai ưa.Gia–Ngữ
140 – Con người hơn loài thú, vì có lễ nghĩa. Không lễ nghĩa, con người và thú chỉ là một.Lễ–Ký
141 – Làm người không nên có bộ dáng khinh người, nhưng cũng chẳng nên không có cốt cách khinh đời.Lục–Lũng–Kỳ
142 – Cha con cùng lòng thì đất cũng thành vàng. Anh em chung sức thì đá cũng hóa ra ngọc. Cổ–Ngạn
143 – Đem việc làm dạy người ta thì người ta theo, chỉ đem lời nói mà dạy người thì người ta không phục.Đệ–Ngũ–Luân
144 – Con nhà có giáo dục, cha giận ít sợ, cha không nói thì sợ nhiều.Cổ Ngữ
145 – Chồng vợ cùng nhau chung sống, nhưng chồng sợ vợ là một chuyện ngu, nhưng trái lại vợ không biết sợ chồng lại là hạng người ngu quá.Cổ Huấn
146 – Những nhà đời đời giàu có, ít nhà ở có lễ phép.Thư Kinh
147 – Người mà cha mẹ thương yêu, ta cũng phải thương yêu.Người mà cha mẹ tôn kính, ta cũng phải tôn kính.Lễ–Ký
148 – Kẻ biết làm tròn bổn phận người con, sau này mới biết làm cha.Gia Ngữ
149 – Chớ để nhục đến thân mình, chớ làm điều xấu cho cha mẹ.Lễ Ký
150 – Thế gian rất khó được là tình anh em.Tô–Quỳnh
151 – Con ăn ở với cha mẹ, việc phụng thờ cần phải có, mà lòng tôn kính cần phải hơn.Luận Ngữ
152 – Người con chí hiếu suốt đời làm vui lòng cha mẹ.Mạnh–Tử
153 – Cha mẹ nếu như có lỗi, phận làm con phải hòa nhã lựa lời khuyên ngăn.Luận Ngữ
154 – Trị nhà kiêng nhất là xa xỉ, thứ hai là gian dối.Nghê–Tư
155 – Trong gia đình có người đứng đắn chẳng dạy được kẻ bất trung, người có tài chẳng trị được kẻ bất tài, thì kẻ hay, người dở chẳng hơn nhau là mấy.Mạnh–Tử
156 – Rất vui không gì bằng xem sách, rất cần không gì bằng dạy con.Sử–Điển Nguyện Thể–Tập
157 – Xử chuyện nhà, nên khoan dung độ lượng, thì chuyện không rối, mà người nhà không trách.Ngụy–Hy
158 – Lòng mình chớ để mang trọng tội cùng trời đất.Nói và làm cần phải lễ phép với mọi người.Cổ Ngữ
159 – Nhà thịnh hay suy, không phải ở đồng tiền mà do lễ nghĩa.Lục–Cữu–Uyên
160 – Trị gia không gì hay hơn là « NGHĨA », không gì quý bằng « NHẪN ».Tiết Tự Am
161 – Không hòa thuận để cha mẹ vui lòng, không phải là người.Không cảm động để làm vui lòng cha mẹ, không phải là con.Mạnh–Tử
162 – Lúc có tiền nên nhớ ngày túng thiếu. Chớ để đến lúc hết tiền mới nhớ lại lúc vinh quang.Cổ Ngữ
163 – Bản thân mình còn chưa có quy củ nhất định thì làm sao dạy được con cái trong nhà.Trình Hán–Thư
164 – Người giàu sang mà biết lễ nghĩa thì không ngạo mạn, chẳng chịu hoang dâm.Người nghèo hèn mà có giáo dục thì hăng hái.Lễ–Ký
165 – Ai mà tự mình tôn kính thì người ngoài tôn kính.Kẻ nào tự khinh thì người ngoài cũng khinh.Chu–Hy
166 – Nghèo thì không nên nói dối, giàu thì chẳng cậy mình.Thái–Công
167 – Giàu thì tập cho không kiêu, nghèo thì tập cho không nịnh. Luận Ngữ
168 – Lo cho có vốn to mà tiêu xài có độ, thì trời cũng không làm cho nghèo được.Tuân–Tử
169 – Không tham của ai gọi là sang. Không lấy bậy của ai gọi là giàu.Công–Nghi
170 – Lòn cúi để giàu sang, không bằng nghèo mà khẳng khái.Khổng–Tồng–Tử
171 – Trong họa, phúc thường mọc sẵn. Trong phúc, họa thường chờ sẵn.Lão–Tử
172 – Rượu là thứ thuốc độc giết người. Gái là con dao thép cắt xương.Cổ Huấn
173 – Ít dục sắt để nuôi « TÍNH ». Ít nói để luyện « KHÍ », ít suy nghĩ để nuôi « THÂN ».Tuân-Sinh-Tiên
174 – Con ăn ở với cha mẹ cần nhất là nuôi « TÂM », thứ hai là nuôi « THÂN » ; nuôi « THÂN » mà không nuôi « TÂM » là quá kém, ăn ở chỉ có bề ngoài, mà chẳng nghĩ đến « THÂN » người lại còn kém hơn thế nữa. Lã–Khôn
175 – Sự học trước nhất phải biết phân biệt việc nghĩa với việc lợi.Trương–Thức
176 – Làm điều bất nghĩa mà được giàu sang, giàu sang ấy coi như mây nổi.Luận Ngữ
177 – Người có lòng nhân thì vinh. Bất nhân thì nhục.Mạnh–Tử
178 – Nghĩa mà trọng hơn đời người thì bỏ đời đi là phải.Đời mà trọng hơn nghĩa thì giữ đời là phải.Đổ–Kiêu
179 – Người bất nhân không xử sự lâu được cảnh cùng khốn.Cùng khốn thì làm liều. Không xử sự lâu được cảnh yên vui, yên vui mãi thì phải hư.Luận Ngữ
180 – Người có lòng nhân chẳng chịu khổ thân để mưu cầu việc lợi.Người có nghĩa chẳng cần làm chuyện ích cho mình mà phải thiệt cho người.Tân–Tự
181 – Kẻ bất nhân mà ta ghét bỏ quá thì đâm làm càng.Luận Ngữ
182 – Người có lòng nhân thường rộng yêu khắp cả các loài.Lễ–Ký
183 – Người sống chỉ lo làm giàu là người bất nhân.Người sống chỉ mưu cầu lợi là người bất nghĩa.Mạnh–Tử
184 – Dùng « NHÂN » để trị người.Dùng « NGHĨA » để tu thân.Đổng–Trọng–Thư
185 – Con người sống trên đời mà luôn luôn thuộc lòng hai chữ « NHÂN » và « NGHĨA » là người xứng đáng.Đào–Tiêm
1 – Trước khi đi ngủ thử kiểm điểm xem xét trong một ngày :
– Ăn ở với cha mẹ đã hết lòng chưa ?
– Đối đãi với kẻ dưới đã hoàn toàn chưa ?
– Xử sự với anh em đã thỏa thuận chưa ?
– Đối với vợ con đã trọn vẹn chưa ?
– Chơi với bạn bè đã hay tránh kẻ dở gần người hiền chưa ?
– Nói ra câu gì, đã hay không thẹn với lương tâm chưa ?
– Làm công việc gì, đã hay không trái với công lý chưa ?
– Đối với người ngoài, đã hay không thất lễ chưa ?
Hết thảy mọi việc, việc gì cũng nghĩ xử thế cho chu đáo, ngõ hầu mới xứng đáng làm người không hổ thẹn. Từ–Mi–Vân
2 – Người ta với muôn vật cùng sinh ra trong trời đất, thế cái gì có hình đều là khí của trời đất, cái gì có tính đều là lý của trời đất. Vậy người với người là đồng loại thì ta con nhau như thể anh em một nhà. Trong vạn vật, giống hữu tri giống vô tri so với người tuy khác, song cũng tự trời đất sinh, thì ta phải coi như bọn cùng sinh với chúng ta cả.Trương–Hoành–Cử
3 – Ai trồng đào, trồng mận mùa hè có bóng mát mẻ, mùa thu lại được trái ngon, ai trồng đậu tật lề, mùa hè không chỗ nghỉ ngơi, mùa thu lại phải gai góc.Thiết–Uyển
4 – Chớ đem lòng ham mê say đắm mà tự giết mình.Chớ đem tiền của bất nghĩa mà giết con cháu.Chớ đem chuyện ác đức mà giết hại lê dân.Chớ đem điều trái mà giết người mai hậu.Lưu–Cao
5 – Việc sắp xảy ra mà ngăn được. Việc đang xảy ra mà cứu lấy được. Việc đã hỏng mà sửa lại được. Thế là có tài năng. Chưa có việc mà biết việc sắp đến. Mới có việc mà biết việc sau thế nào. Định việc mà biết việc xảy ra thế này, thế khác. Người như thế là người biết lo xa vậy. Lã–Khôn
6 – Việc không yên tâm chẳng nên làm. Việc trái lẽ phải chẳng nên làm. Việc gây oan nghiệt chẳng nên làm. Việc gì làm hại người chẳng nên làm. Nhân Sinh Tất Độc Thư
7 – Nóng nảy muốn cho mau rồi thì việc không xong.Ham mê lợi nhỏ thì hư chuyện lớn.Luận Ngữ
8 – Giục tốc bất đạt. Nóng tính thì không thành.Cổ Ngữ
9 – Không lòng báo oán mà để cho người ngờ là trả oán thì nguy.Có lòng báo oán mà để cho người biết là báo oán thì khổ.Tô–Đại
10 – Việc đời có nhiều việc không nên biết. Có việc không nên biết, có việc không nên quên, có việc không nên không quên.Đường–Tuy
11 – Nhà bị cháy, người đến chữa thì ơn. Những bậc già cả bảo dọn củi, giữ bếp, coi chừng hỏa hoạn thì đời không ai nhớ đến.Thi–Tử
12 – Cái thói thịnh suy của kẻ phú quý còn tồi hơn người bần tiện.Cái lòng đố kỵ của người thân thích lại tệ bạc hơn người dưng.Nếu không xử sự bằng mắt lạnh nhạt, không xử bằng hòa khí thì thật là ngày ngày ngồi trong màn phiền não.Trần–Cấp–Sơn
13 – Hãy bằng lòng với số phận, cắm cổ mà làm việc đời.Tăng–Quốc–Phiên
14 – Xử những việc khó xử càng nên tha thứ.Xử với người khó xử càng nên khoan hồng.Xử thời buổi khó khăn ngờ vực càng nên bình thản vô tâm.Lý–Tiêu–Viễn
15 – Người khôn lo việc, không lo việc một ngày mà lo chuyện trăm năm.Tạ–Kim
16 – Việc xong mới biết rằng mình dại.Việc xong mới thấy mình là ngu.Như thế đều là chưa biết xử sự.Tăng–Quốc–Phiên
17 – Nên tập quen chịu nóng bức, chịu rét buốt, chịu khổ sở có thể mới nên người.Tăng–Quốc–Phiên
18 – Nghĩ sâu, tính xa, thì không cùng khốn.Tố–Thư
19 – Việc đời, người nghe thấy không bằng người trông thấy biết rõ hơn, người trông thấy không bằng người ở đó biết nhiều hơn.Lục–Du
20 – Người mà tính nết bất thường, thì suốt đời không làm được việc gì cả.Tăng–Quốc–Phiên
21 – Thiên hạ không có hoàn cảnh nào dễ xử.Nhân gian không có thì giờ nào đáng bỏ đi.Tăng–Quốc–Phiên
22 – Đá giũa ngọc, muối đánh vàng, vật có nhiều thứ tầm thường mà làm tốt được cho những thứ quý.Tiêm–Phu
23 – Có cực khổ một lần mới được nhiều sung sướng.Dương–Hùng
24 – Không có việc chớ nên sinh việc, có việc chớ nên sợ việc.Tôn–Hạ–Phong
25 – Chịu khổ thì thế nào trời cũng thương, làm khổ cho người thì nên khó chịu.Cổ Ngữ
26 – Người quân tử thì làm việc lớn, chuyện xa. Đứa tiểu nhân nghĩ việc gần, lo chuyện lợi.Tả–Truyện
27 – Ham nghe nhiều thì sinh ra dỡ, tự sức cậy mình thì hư.Châu–DươngLiệt–Truyện
28 – Việc gì mà mọi người đang giận thì đừng động đến.Việc gì mà riêng mình ham thì khó lòng thành.Tử–Sản
29 – Tưởng rằng không có việc, tất là có việc.Sợ rằng có việc, tất là không có việc.Nhân Sinh Tất Độc Thư
30 – Tâm trí chưa phải là cay đắng, hoạn nạn chưa từng trải qua thì không khôn hơn ai được.Hồ–Lâm–Dực
31 – Người khôn không đánh nhau bằng số phận, cũng chẳng trách chi cùng lẽ phải.Trần–Kế–Nho
32 – Người anh hùng, quân tử đau lòng chuyện nước nên thung dung, bình tĩnh mà lo lường.Lục–Triều–Sử–Luân
33 – Đã nuôi cọp, phải cho ăn thịt no, không thì nó sẽ giết chủ.Lão–Bố–Truyện
34 – Người mù cưỡi ngựa, nửa đêm đi ra ao sâu.Thế–Thuyết
35 – Thiên hạ vốn không có việc gì, chỉ tại đám người tầm thường mà hay sinh sự.Lục–Tượng–Tiên
36 – Người có tính đa nghi chớ nên mưu đồ việc lớn.Kinh–Viễn Tiểu–Ngữ
37 – Việc phải đến như vậy, lẽ phải là như vậy, chỉ có người trầm tĩnh mới trông thấy trước và biết rõ ràng.Tô–Tuân
38 – Lấp nước không lấp tại nguồn tất nước lại chảy.Chặt cây không chặt tận gốc tất cây lại nẩy mầm.Sử–Tô
39 – Nền không chắc mà tường cao, là sự hư hỏng đã nằm ngay ở đó.Hậu–Hán–Thư
40 – Việc đáng làm thẳng tay mà không thẳng tay thì việc thường hay bị hại.Hán–Thư
41 – Làm việc vô ích để cầu phúc, không bằng làm việc có ích để giúp đỡ người.Lục–Thế–Nghi
42 – Kỵ nhau còn gì bằng nước với lửa.Thế mà khéo dùng đem lửa nấu nước thì được bao nhiêu việc.Phổ–Ử Gia–Ngôn
43 – Làm nhà bên đường gặp ai cũng bàn thì ba năm cũng không xong.Tào–Bao–Truyện
44 – Việc làm mà kính đáo thì mới thành công.Câu chuyện bí mật tiết lộ thì hay hỏng.Hàn–Phi–Tử
45 – Chẳng quý một thước ngọc, mà trọng một tấc thời gian.Hoài–Nam–Tử
46 – Từ xưa đến nay, những bậc anh hùng, chỉ vì không chịu thiệt mà hại bao nhiêu công việc to.Lâm–Thoái–Trai
47 – Việc đời không được như ý, mười việc thường khó đến tám, chín việc.Dương–Hổ
48 – Làm việc gì mà để tâm hay sợ thì nên. Coi thường thì hại.Lã–Tổ–Khiêm
49 – Thấy gì khác lạ mà không cho là khác lạ thì khác lạ ấy từ từ tan đi.Nghệ–Văn Loại–Tụ
50 – Khuấy nước sôi cho khỏi kêu, không bằng rút củi cho bớt lửa.Hậu–Hán–Thư
51 – Nước đã đổ đi sau không hốt lại được, việc đã hư rồi sau ăn năn không còn kịp nữa.Mã–Vũ
52 – Trong nhà phải giữ sao cho hòa thuận. Ngoài đường giữ sao cho được cảm tình.Dương–Ký
53 – Khôn ngoan không qua ba tấc lưỡi.Khéo, hay chẳng thoát khỏi hai tay.Vương–Dương–Minh
54 – Đã sáng lại khôn mới giữ được thân.Kinh–Thi
55 – Gia đình như xảy ra việc không hay, nên xử một cách thung dung chớ có khích liệt. Bầu bạn như ở có điều không phải, nên can gián một cách thiết thực, chớ nên buông xuôi mặc kệ.Thiệu–Khang–Tiết
56 – Người mà nóng nảy, nông nổi, hẹp hòi, thì xử thế việc hay hỏng. Tiếp người, người hay giận mà chính mình cũng chịu thiệt thòi.Lã–Khôn
56 – Người đời thường tiếc cái đã qua về trước, mong cái sẽ đến sau này, mà sao lãng hững hờ cái hiện đang có.Tôn–Trung–Quân
57 – Quân tử được ngàn vạn người khen ngợi không lấy làm sướng, phải có một vài người chỉ trích thì lấy làm lo.Tăng–Quốc–Phiên
58 – Muốn cho người ta thương mình, trước hết phải biết thương người đã. Muốn cho người đời theo mình, trước hết phải theo người đã.Quốc Ngữ
59 – Đối với người tài cao đức rộng thì đừng chê bai những thói nhỏ mọn. Đối với người có danh dự lớn thì đừng chỉ trích những lỗi cỏn con.Hoài–Nam–Tử
60 – Trời là ác nghiệt còn có thể tránh được ; tự mình gây nên ác nghiệt thì mình làm mình chịu. Còn trách làm sao được.Kinh Thư
61 – Có của mà để không kín đáo là gợi cho người ta trộm cướp.Có nhan sắc mà tính hay vuốt ve là gợi cho người ta đùa giỡn.Kinh Dịch
62 – Tính kiêu ngạo chớ để mọc ra, lòng ham mê chớ để buông lỏng ; chí phải to, chớ có tự cho là đủ, vui phải có hạn chớ có kỳ cùng.Lễ-Ký
63 – Trông thấy những việc cực ác thế gian thì còn sự lầm, sự lỗi gì mà chẳng còn tha thứ, nghĩ đến những kẻ bị cực khổ một cách vô lý xưa nay, thì còn câu mỉa mai, chê bai gì là đáng kể.Lưu–Cao
63 – Người quân tử không trách việc người ta không nghĩ tới, không ép việc người ta không làm được, không bắt việc người ta không ưa thích.Văn–Trung–Tử
64 – Trách người ta đến nỗi người ta ngậm miệng nín tiếng, đỏ mặt, toát mồ hôi, mình tuy hả giận, song như vậy là con người nông nổi, khe khắt quá.Lã–Khôn
65 – Không trách gì người là cách cần thiết để biết sửa lấy thân, hay thể cho người ta là cách cần nhất để tập cho có lượng.Lã–Khôn
66 – Bụng người quân tử muốn cho người ta cũng hay như mình, bụng đứa tiểu nhân muốn cho người ta cũng dở như mình.Trình Di
67 – Ân ác, dương thiện là bực thánh, thích thiện, ghét ác là bực hiền ; tách hạch thiện, ác quá đáng là hạng người tầm thường, điên đảo thiện ác để sướng miệng dèm pha là hạng người tiểu nhân hiểm ác.Chu–Trung Trang–Công
68 – Biết hay mà không tin, gọi là dạy.Biết dở mà không chừa thì gọi là mê.Dục–Tử
69 – Thiện không làm nhiều : không đủ nổi tiếng.Ác không tích nhiều không đủ hại thân.Dịch–Hệ–Từ
70 – Công chẳng gì giỏi bằng bỏ ác mà làm điều thiện.Tội chẳng gì to bằng bỏ thiện mà làm điều ác.Tán–Thư
71 – Trồng đức trông cho nhau lớn, trừ ác bỏ cho sạch.Kinh–Thư
72 – Thiện theo ác, thì ác theo, cũng như bóng theo hình, vang theo tiếng.Đổng–Trọng–Thư
73 – Người thiện làm điều lành suốt ngày như chưa đủ.Người dở làm điều ác, suốt ngày như chưa đủ.Kinh–Thư
74 – Chớ nên đem điều giỏi mà bắt người cũng làm như thế.Chớ đem điều mình hay khinh người không được thế.Triệu–Khiêm
75 – Việc đời có việc mình không thích mà người thích, có việc người thích mà mình không thích.Lã–Khôn
76 – Thiện không gì quý bằng khoan dung, ác không gì bằng ghen ghét.Tăng–Quốc–Phiên
77 – Đem lòng trách người mà trách mình, thì ít lỗi, đem lòng quên mình mà quên người thì ít oán.Lâm–Bô
78 – Việc người ta làm cho ta mà ta không thích, ta cũng chớ làm việc ấy cho người.Lễ–Ký
79 – Người ta thứ nhất phải có chí. Thứ nhì phải biết việc đời. Thứ ba phải bình thường không thay đổi.Tăng–Quốc–Phiên
80 – Chim không thể chạy, ngựa không thể bay, tội gì chê nhau những điều không làm được.Nguyên–Điền
81 – Một lời nên làm luôn là khoan dung. Một việc nên có luôn là ngay thẳng.Thân–Giám
82 – Người quân tử bất kỳ làm việc gì cẩn thận ngay từ lúc bắt đầu.Lễ–Ký
83 – Loài kim cứng quá thì gãy, mảnh da căng quá thì rách.Thiết–Uyển
84 – Tự khiêm thì người ta càng phục, tự khoe thì người ta càng khinh.Kinh–Viên Tiểu-Ngữ
85 – Cảnh giàu sang giống như nhà trọ, chỉ người cẩn thận mới ở được lâu.Cấp–Khoán–Nhiêu
86 – Chớ khoe điều hay, chớ phô công trạng.Luận Ngữ
87 – Loài kim vì cứng quá mà gảy, nước vì mềm mà được toàn.Bảo–Phác–Tử
88 – Vì mình không tranh cho nên thiên hạ không ai có thể cùng tranh nổi.Lão–Tử
89 – PHàm việc nên nhường công, nên để thay cho người, chớ có khoe tài, khoe đức của mình vào đấy.Tiết–Kinh–Hiên
90 – Vì tức giận một lúc mà quên cả thân, quên cả cha mẹ, thế là nhầm lớn.Luận Ngữ
91 – Cậy mình phú quý học thức mà khinh người đều là tự mình gây dựng ra tai vạ cả.Bàng–Thị Gia–Huấn
92 – Biết phòng xa thì cai quản người, không biết phòng xa thì người cai quản.Diêm–Thiết–Luận
93 – Người khéo dùng oai không giận bậy, người khéo dùng ơn không cho bậy.Lã–Khôn
94 – Ăn ở hay mà gặp dở thì gọi là số.Ăn ở dở mà gặp hay thì gọi là may.Trung–Luận
95 – Người ta giữ được ba thứ : Lẽ phải, điều nên làm, điều nên tránh, tính người như thế thì suốt đời không tội lỗi.Bảo–Huấn
96 – Cùng ở với nhau lúc có hoạn nạn thì dễ, cũng như ở với nhau lúc có quyền lợi thì khó.Lã–Đông–Lai
97 – Chỉ có chút lòng chịu quen với khó nhọc thì việc gì làm cũng được, người nào cũng xử được.Nhân–Sinh Tất Độc Thư
98 – Chẳng giận điều nọ xọ điều kia, chẳng lỗi lần này lại phạm thêm lần nữa.Luận Ngữ
99 – Trọng người giỏi mà khinh người thường ; khen người hay mà thương người dở.Luận–Ngữ
100 – Sự lo phiền hoạn nạn là bạn cùng ở suốt đời với người ta.Trang–Tử
101 – Tự trách mình nhiều mà trách người ít thì không oán giận.Luận Ngữ
102 – Tự mình không biết mình là điều hại lớn.Lã–Thị Xuân–Thư
103 – Phong tục xô đẩy, người khôn cũng khó tránh.Dương–Vận–Truyện
104 – Việc gì thiên hạ đang tức giận thì chớ gây đến.Tả–Truyện
105 – Đối với người thì kính mến, đối với bạn bè thì tin thật, đối với người còn trẻ thì thương yêu.Luận Ngữ
106 – Người ta không biết mình mà mình không giận thế chẳng là quân tử sao ?Luận Ngữ
107 – Ngu độn thì người ta chê cười, thông minh thì người ta ngờ vực, thông minh mà như ngu mới thật là người khôn. Lã–Khôn
108 – Người ngu việc đã xong vẫn chưa biết, người khôn việc chưa hiện đã rõ rồi.Chiến–Quốc Sách
109 – Có yên tĩnh mới nẩy ra tinh thần, có tinh thần mới nẩy ra trí tuệ.Hồ–Lâm–Dực
110 – Người sáng không đợi nghe nói cũng đã hiểu, người thông minh không đợi thấy hình cũng đã rõ.Hán Thư
111 – Đem trí tuệ xử với đời có biết đâu đời không ai ngu cả.Hồ Lâm–Dực
112 – Đã khôn mà lại hay bàn, hay hỏi, hay lo, hay thích, thì việc gì mà làm chẳng nên.Gia Ngữ
113 – Cái gì cũng biết mà đạo làm người không biết thì chưa được gọi là khôn.Hoài–Nam–Tử
114 – Vật gì tuy rất sạch giữ chẳng cẩn thận gì dơ. Người ta rất khôn mà chẳng suy nghĩ thì ngu.Không–Động–Tử
115 – Người ta bỏ hết được cái khôn vặt thì mới khôn to được.Trang–Tử
116 – Thường có người thấy đám mây bay xa đằng tây mà bảo là mặt trăng đi sang đằng đông. Bảo–Phác–Từ
117 – Người khéo thường bận.Người khôn hay lo.Trang–Tử
118 – Cái đẹp mà đến thiên hạ đua nhau cho là đẹp, là cái đẹp rất xấu. Cái hay mà đến thiên hạ mượn tiếng để làm hay là cái hay rất dở.Lão–Tử
119 – Để thân lại sau mà thân được ở trước, gác thân ra ngoài mà thân vẫn còn mãi. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng, cho nên mới được thõa lòng riêng ư ?Lão–Tử
120 – Tuy là cương cường nhưng giữ tính mềm dẻo, tuy là sáng sủa nhưng giữ cách ngu tối. Tuy là vinh hiển nhưng giữ lối tầm thường.Lão–Tử
121 – Học cho rộng chí khôn thì một ngày một hay, tìm lẽ huyền bí lâu quá vẩn vơ, thì một ngày một dở.Lão–Tử
122 – Trộn lẫn cái hay của mình với đời để làm thân thiết, cùng chịu cái dở của đời với mình mà vẫn trong sạch.Lão–Tử
123 – Có ba điều quý báu, một là từ, hai là kiệm, ba là chẳng dám phạm vào việc bất tường của thiên hạ.Lão–Tử
124 – Ta mà lo phiền, sợ hãi là vì ta có thân ta đến khi ta đã không có thân ta còn có lo phiền, sợ hãi gì nữa. Lão–Tử
125 – Kẻ sĩ đời này những người thông minh sâu sắc, xét nét mà có khi thiệt mạng, đều là kẻ chê bai, nghị luận tâm sự người ta cả. Những người biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi khổ thân đều là những kẻ hay bới móc phơi bày tội lỗi người ta cả.Gia Ngữ
126 – Người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói, ta tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng là người nhân hậu vậy xin tiễn người một lời nói vậy.Khổng–Tử
127 – Người ta ở đời đối với loài người mà gặp kẻ xử với mình một cách ngang ngược thì nên coi như đi trong bụi rậm. Áo vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại gỡ dần ra thôi mà.Bảo–Huấn
128 – Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như thuyền không lỡ đâm phải ta, như cơn gió lốc lỡ tạc phải ta, ta nghĩ cho cùng cái gì mà đáng giận.Bảo–Huấn
129 – Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết trời.Trang–Tử
130 – Trời thì hằng năm có xuân, hạ, thu, đông, hằng ngày thì có buổi sáng, buổi tối, ta do đó mà biết được.Trang–Tử
131 – Khi có mối thiện nẩy ra thì kính giữ tấm lòng như ăn cho no, như ôm đứa con đỏ đi trên mặt ván mùa xuân, như cầm viên ngọc bích quý muôn vàn, đi men trên sườn núi cao nghìn trượng chỉ sợ đánh rơi.Dương–Minh–Tử
132 – khi có mối bất thiện nẩy ra thì kinh giữ tấm lòng như sợ thuốc độc đổ vào bát canh, như có rắn, có cọp chận ngang đường mà mong tránh đi, như có trộm cướp đến nhà chỉ mong làm sao đánh nó cho kỳ được.Dương–Minh–Tử
133 –Con không hiếu với cha, tôi không trung với vua thế là loạn đấy, con chỉ thương thân con, không thương đến cha cho nên làm thiệt cha để lợi mình, em chỉ thương thân em không thương đến anh, cho nên làm thiệt anh để làm lợi mình, bầy tôi chỉ biết thương thân mình mà không biết thương vua cho nên làm hại vua để lợi mình. Thế là loạn đấy.Mặc–Tử
134 –Kẻ nào lúc thấy đen ít bảo là đen, lúc thấy đen nhiều lại bảo là trắng thì ta cho kẻ ấy là người không biết đen trắng.Mặc–Tử
135 –Kẻ nào nếm đắng ít cho là đắng, lúc nếm đắng nhiều cho là ngọt thì ta cho kẻ ấy là người không biết phân biệt đắng với ngọt.Mặc–Tử
136 –Giết một người là làm một điều bất nghĩa, tất phải chịu tử tội. Cứ lẽ ấy mà nói rộng ra : giết mười người tất phải chịu mười tử tội, giết trăm người phải chịu trăm tử tội.Mặc–Tử
137 –Trong thiên hạ có hai cái khó ; lên trời khó mà cầu cậy nhờ vả người càng khó hơn.Tiên–Hạc–Than
138 –Trong thiên hạ có hai cái đắng, hoàng liên đắng mà nghèo còn đắng hơn.Tiên–Hạc–Than
139 –Nhân gian có hai cái mỏng : giá mùa Xuân mỏng, mà thói đời còn mỏng hơn.Tiên–Hạc–Than
140 –Nhân gian có hai cái hiểm : Núi sông hiểm mà lòng người còn hiểm hơn.Tiên–Hạc–Than
141 –Biết được cái khó, chịu được cái đắng, quen được cái mỏng, dò được cái hiểm mới có thể xử thế được.Tiên–Hạc–Than
142 –Hồn nhiên không thiện, không ác là tính trời bẩm sinh.Tích thiện, ghét ác là tính người muốn thế.Trần–Kế–Nho
143 –Bỏ thiện, theo ác là tập nhiểm thói xấu một ngày một dở.Trần–Kế–Nho
144 –Hay dở tự mình xét lấy mình, chớ tự mình dối mình.Trần–Kế–Nho
145 –Việc làm của người quân tử tính để tu tỉnh lấy thân, kiệm để bồi dưỡng lấy đức, nếu không đạm bạc thì không thể nào sáng được cái chí, nếu không minh mẩn thì không thể nào đi được xa.Khổng–Minh
146 –Muốn học cần phải tĩnh, có tài cần phải học, không học thì không rộng được tài, không tỉnh thì không thành được học, lười biếng khinh mạng thì chẳng thể biết được tường, hiểm hóc táo bạo thì không thể sửa được tính.Khổng–Minh
147 –Một năm một tuổi, mỗi tuổi một kém rồi thành ra con người khô héo, dài thở vắn than trong chỗ xó nhà, bấy giờ mới hối thì còn sao kịp nữa.Khổng–Minh
148 –Nhuộm vào màu xanh thì hóa xanh, nhuộm vào màu vàng thì hóa vàng, nhúng vào màu nào thì biến ra màu ấy, năm lần nhuộm hóa ra năm sắc cho nên nhuộm phải cẩn thận.Mặc–Tử
149 –Không những tơ nhuộm như vậy, người ta tiêm nhiễm nhau cũng thế, bạn với người hay thì hóa hay, bạn với kẻ dở thì hóa dở, vinh hay nhục quan hệ ở những người bạn mình hay ngao du.Mặc–Tử
150 –Một là dân, hai là xã tắc, ba là vua.Đem ba điều ấy so sánh với nhau, dân tuy không có thế đáng tôn nhưng có hình đáng sợ, đáng trọng, thật là dân quý nhất.Mạnh–Tử
151 –Đã là người có nhân, thì yêu người, đã là người có lễ, thì kính người, mà theo lẽ thường yêu người thì người tất yêu lại, kính người thì tất người kính lại.Mạnh–Tử
152 –Phép trị dân có bốn điều bất hòa cần phải biết :Trong nước mà bất hòa thì chẳng nên đem quân đi đánh đâu.Trong quân mà bất hòa thì chẳng nên đem quân ra trận.Quân ở trận mà bất hòa thì chẳng nên tiến lên đánh.Tiến lên đánh mà bất hòa thì chẳng nên quyết thắng.Ngô–Tử
153 –Người ta sở dĩ phạm đến nỗi nghìn muôn tội lỗi là chỉ vì cái bệnh chỉ biết có mình, vì cớ mình chỉ biết có mình, mình mới suy tính thiên phương bách kế, chỉ muốn cho mình giàu, chỉ muốn cho mình sang, chỉ muốn cho mình sống, chỉ muốn cho mình vui, chỉ muốn cho mình yên, chỉ muốn cho mình thọ… Còn người ta nghèo hèn nguy khổ, lụn bại, chết chóc nhất thiết ta chẳng nghĩ gì đến cả. Bởi thế mà sinh ý chẳng liên can, thiên lý đến tuyệt diệt, tuy có hình người kỳ thực không khác gì cầm thú.Tiết–Huyên
1 –Người ta ai ai cũng biết sống là vui, chưa biết sống là khổ, đều biết là làm mệt, chưa biết là nhàn. Đều biết chết là xấu, chưa biết chết là được yên.Liệt–Tử
2 –Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thây xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại sao ?Cao–Thăng–Long
3 –Người sinh ra đời nếu trong lòng không tự đắc thì đi đến đâu mà chẳng khổ, nếu trong lòng thản nhiên thì đi đến đâu mà chẳng sung sướng.Mã–Tôn
4 –Cỏ bồng gặp gió mà đi được ngàn dặm, là thừa cái thế gió.Thương–Tử
5 –Lời nói, việc làm so sánh với cổ nhân thì đức tiến, công danh, phú quý phó mặc cho số mạng, thì tâm sung sướng, báo ứng nghĩ đến con cháu thì không làm điều quấy, hưởng thụ lo đến túng thiếu thì không tiêu hao, biết tiết kiệm.Trần–Cáp–Sơn
6 –Bực đại nhân cho cả thiên hạ làm một thân. Nếu nào ta, nào người tách bạch quá đáng thì tâm mình đã chênh lệch rồi còn bình thiên hạ sao được nữa, cho nên muốn tu thân trước phải chính tâm.Dương–Phục–Sở
7 –Cái vui tự nhiên mới thực là vui. Nghĩ cho kỹ trong vũ trụ còn có việc gì nữa.Trần–Bạch–Sa
8 –Chớ đem vọng tưởng mà hại chân tâm.Chớ đem khí phách làm hại nguyên khí.Hồ–Anh–Quốc
9 –Người ta thường có chút việc chưa được thỏa mãn cũng là cái hay, nếu chuyện gì cũng thỏa mãn cả thì thế nào cũng có cái dở to theo sau.Nhân Sinh Tất Độc Thư
10 –Sung sướng lắm cũng chẳng phải là hạnh phúc.Chu–Hy
11 –Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy.Nếu chẳng để cho thân, cho tâm yên lặng được một lúc thì cũng đáng thương.Nhân Sinh Tất Độc Thư
12 –Hai con cọp tranh mồi giết nhau, con lớn rất đau, con nhỏ tất chết.Trần–Trân
13 –Cái bóng không vì vật cong mà thẳng được.Cái vang không vì tiếng xấu mà tốt được.Quảng–Tử
14 –Người ta nghĩ đến lúc chết đi không còn có một vật gì nữa thì mưu kia, kế nọ tự nhiên tiêu biến.Cao–Phan–Long
15 –Ngọc mà hóa thành đá, châu mà hóa thành sỏi, là tại lời gièm pha mà ra cả.Luận–Hành
16 –Gấm vóc mà xé rách từng mảnh không bằng vải thường mà còn nguyên.Bảo–Phác–Tử
17 –Áo cừu tuy rách không thể dùng da chó mà vá được.Xuân–Thu Hậu–Ngữ
18 –Ngựa giống như nai thì giá nghìn vàng.Hưu thật thì không bao giờ được giá ấy.Hoài–Nam–Tử
19 –Cá dễ chán sông sâu mà ra chỗ cạn, cho nên mắc lưới.Chim muông chán rừng rậm mà xuống đồng bằng cho nên bị phải cạm bẫy.Hàn–Thi Ngoại–Truyện
20 –Muốn cho nước sôi nguội dần, một người nấu, trăm người khuất, vẫn vô ích. Sao bằng bớt củi ra và tắt lửa đi.Mai–Thang
21 –Không phải thổ nghi, trông cũng không mọc.Không phải ý muốn, vậy cũng không thành.Sử–Ký
22 –Người quân tử cứu kẻ khốn cùng chẳng làm giàu thêm cho kẻ đã giàu.Luận Ngữ
23 –Chơi với người tài như vào nhà hoa, lâu không ngửi thấy thơm, thế là hóa hay.Chơi với kẻ bất tài như vào hàng cá, lâu không ngửi thấy tanh. Thế là hóa dở.Lễ–Ký
24 –Làm bạn với người hiền, người thật, người giỏi thì có ích.Làm bạn với người gian, người nịnh, người láo thì có hại.Luận–Ngữ
25 –Giàu có mà biết thương người với người nghèo khó mới là quý, nếu không thì chỉ là một tên giữ tiền.Mã–Viện
26 –Bo bo giữ của không biết bố thí thì thật là đầy tớ cho đồng tiền.Đường–Tử
27 –Người ta ai cũng biết có lấy mới gọi là lấy.Nhưng không biết có cách cho mà cũng là lấy.Hàn–Đàm–Truyện
28 –Người chê ta mà chê phải là thầy ta.Người khen ta mà khen phải là bạn ta.Người nịnh hót ta là kẻ hại ta.Tuân–Tử
29 –Quân tử khi lấy gì thì xem người cho đáng lấy mới lấy, khi cho gì thì ai cũng cho, không cần phải chọn.Thiết–Uyển
30 –Người ta đi xa qua sông không khó, trèo non không khó, chỉ khó tại nhân tình, giáo dỡ, hiểm hơn non sông.Bạch–Cư–Dị
31 –Người ta chưa biết lòng mình chẳng nên vội cần cho người ta biết, người ta chưa hợp ý mình chớ vội cầu cho người ta hợp.Tiết–Uyển
32 –Lên trời khó, cầu cạnh người lại càng khó hơn, hoàng liên đắng, nghèo khổ lại đắng hơn, giá mùa xuân mỏng, tình người lại mỏng hơn, núi sông hiểm, lòng người lại hiểm hơn. Biết được khó, chịu được khổ, quen được cái mỏng, dò được cái hiểm thì mới sống ở đời được.Tiền–Hạc–Than
33 –Hai bên cùng hối, thì không sự căm giận gì là không tan, hai bên cùng ưa thì không sự liên lạc mật thiết nào là không hợp. Hai bên cùng giận thì không sự tai họa gì là không gây nên.Lã–Khôn
34 –Ta được giàu sang chớ để người cười là phường tham thực.Ta phải nghèo hèn chớ để người chê là đồ vô dụng.Lục–Sinh
35 –Bần tiện sinh ra cần kiệm. Cần kiệm sinh ra phú quý.Phú quý sinh ra kiêu căng. Kiêu căng sinh ra dâm dật.Dâm dật sinh ra bần tiện.Sử–Điển Nguyện–Thế Tập
36 –Người ta soi gương thấy mặt dơ, thì lau rửa ngay là khen gương tốt. Sau khi có tội lỗi, gặp được chỉ giáo thì lại ghét mà không ân.Hoài–Nam–Tử
37 –Ai cũng biết lợi mới là lợi, mà chẳng biết không hại cũng là lợi, ai cũng biết hại mới là hại chẳng biết có lợi cũng là hại.Khuyên–Giới Toàn–Thư
38 –Cho quỷ thần là chưa chắc đã biết thì chẳng nên cầu phúc, cho quỷ thần là quyết nhiên có biết thì chớ làm sai.Lưu–Cao
39 –Chim hồng, chim hộc cất cánh bay xa là nhờ có lông cánh, lông nhỏ trên lưng, lông tơ dưới bụng, mọc thêm một nắm bay chẳng cao hơn, rụng mất một nắm bay chẳng thấp hơn.Hàn–Thi Ngoại–Truyện
40 –Việc làm tại người, mà thành được việc là tại trời.Phúc giáng tự trời mà được phúc thì ở tại người.Lưu–Cao
41 –Của ngon mát ruột, sắc đẹp mê lòng, người hung hăng hay phải dạ, miệng biện bác hay chuốc lấy tai vạ.Diêm–Thiết–Luận
42 –Làm lành mà mong trời báo thì không được phúc.Làm ơn mà đợi người trả ơn thì không có đức.Dã–Thạch–Quỳ
43 –Không có đức mà phúc nhiều, thì cũng như không có nền mà tường cao chẳng bao lâu thế nào cũng đổ.Phạm–Văn–Tử
44 –Thấy lợi nhảy vào, thấy hại tránh xa, hay vơ vào mình, dở đùa cho người, đó là thói thường của kẻ tiểu nhân.Lã–Khôn
45 –Thấy tai vạ mà làm lành thì tai vạ không đến nữa.Thiết–Uyển
46 –Kẻ có tiếng hảo, kẻ hay ác ngầm. Kẻ sẵn lòng ghen ghét thì thường hay gặp tai vạ bất ngờ.Tăng–Quốc–Phiên
47 –Ai có phúc lạ thường tất nhiên có họa lạ thường.Liệt–Nữ–Truyện
48 –Hùm thiêng ở núi, oai vệ vô cùng đến lúc sa cơ cũng hèn cũng nhục.Tư–Mã–Thiên
49 –Phúc đến thì bụng khôn ngoan.Họa lại thì thần mê muội.Sử–Chiếu Thông–Giám
50 –Nhẹ nhàng như chim hồng bay gặp cơn gió xuôi. Vùng vẫy như con cá to ra làn nước lớn.Dương–Bao
51 –Sức mạnh không thể làm được phúc, trí khôn không thể tránh được tai nạn.Kê Khang
52 –Thường thì giây phút thiếu nhẫn nại mà sanh ra tai họa rất to.Vương–An–Thạch
53 –Giàu sang mà tài đức không xứng thì tai họa mới to.Vương–Phù
54 –Người ta hay có tội lớn, là chỉ vì tư tư tự lợi.Lã–Khôn
55 –Còn hay mất, phúc hay họa do ở mình cả. Tai trời vỡ đất thì có can gì.Tạp Ngữ
56 –Chỉ ai không cầu lợi mới không hại, chỉ ai không cầu phước mới không bị họa.Hoài–Nam–Tử
57 –Ở đời có cái may không tưởng được mà được, cũng có cái rủi không ngờ đến mà đến.Chiến–Quốc Sách
58 –Nhiều người thương thành ra phước, nhiều người ghét thành ra họa.Hoài–Nam–Tử
59 –Kẻ biết phận mình chẳng oán trời, kẻ biết thân không trách người.Thiết–Uyển
60 –Tâm chẳng an thì nghĩa chẳng được vui, thân chẳng được chút lợi thì chẳng được yên.Phồn–Lộ
61 –Miệng nói ân huệ mà thật không có gì, thì chỉ chỗ cho người đời ghét.Tuân–Tử
62 –Làm được một điều lợi, không bằng trừ được một điều hại.Gia–Luận–Sở–Tài
63 –Lợi làm cho trí khôn tối tăm.Sử–Ký
64 –Trước hết tránh hại sau mới cầu lợi.Hậu–Hán Thư
65 –Nhà có của hàng ngàn hàng vạn mà không biết cách làm ăn thì cũng như nghèo vậy.Hàn–Thi Ngoại–Truyện
66 – Nghèo không là xấu. Nghèo mà không có chí mới là xấu. Hèn không đáng ghét, hèn mà vô dụng mới đáng ghét.Lã–Khôn
67 – Trời cho ta giàu sang, sung sướng mà không chiều chuộng ta để cho ta dễ làm lành. Trời bắt ta nghèo khổ lo buồn là mài giũa ta để cho ta kiên gan bền chí.Trương–Hoành–Cừ
68 – Giàu phải nghĩ đến lúc nghèo.Trẻ phải nghĩ đến lúc tuổi già.Thiết–Uyển
69 – Dùng cách ngay thẳng để báo oán, dùng lòng nhân đạo để báo ân.Luận Ngữ
70 – Muốn làm người tốt phải tìm bạn tốt.Cổ–Ngữ
71 – Chỉ vì lợi mà sinh ra bao nhiêu tai vạ. Tiêu-Doãn
72 – Chỉ chuyên tâm làm lợi riêng mình thì nhiều người oán. Luận Ngữ
73 – Có quả quyết mới trừ được cái hại. Chu–Thư
74 – Làm những việc to chẳng nên so đo những oán nhỏ.Hán–Quang–Võ
75 – Dùng ân báo oán.Lão–Tử
76 – Ăn ở đến hằng nghìn người chỉ mặt thì không bịnh mà cũng chết.Hán–Thư
77 – Kẻ nào theo ý ta mà nói là kẻ tiểu nhân, ta nên xa lánh.Thân–hàm–Quang
78 – Rất sang không đợi phải có chức cao tước rộng, rất giàu không cứ ở tiền tài.Hoài–Nam–Tử
79 – Người mà tính hung hăng lại ghét nghèo khổ thì tất làm bậy.Luận Ngữ
80 – Lễ nhiều,nói ngọt là mồi giữ ta. Tả–Khưu–Minh
81 – Xem nhiều lời hay lẽ phải của người đời trước để cho hơn người, biết nhiều truyện đời để cho thạo việc.Hoàng–Sĩ–Ngạn
82 – Ai cũng muốn sống lâu mà không biết cách dưỡng sinh.Ai cũng biết ăn uống quá độ thì ốm đau mà không biết giữ miệng.Ai cũng biết tình dục quá độ thì khô héo mà không biết phòng thân.Bảo–Phác–Tử
83 – Người ta đến khi già yếu mới vệ sinh thì không khác nào đến lúc nghèo khó mới dành dụm, tuy chăm chỉ cũng vô ích.Trình–Hiệu
84 – Cần kiệm là điều cốt để trị gia. Học hành là điều cốt yếu để khởi gia. Hoà thuận là điều cốt yếu để tề gia. Làm theo công lý là điều cốt yếu để bảo gia.Chu–Hy
85 – Chẳng lo thiếu người, chỉ lo cái phận kẻ trên người dưới không phân minh, chẳng lo thiếu của, chỉ lo cái lòng kẻ trên người dưới không hoà thuận.Luận Ngữ
86 – Thương con mà không dạy cho tinh thông nghĩa lý, giữ chức phận. Tuy có nhiều, chúng lại càng hoang dâm, tuy học hay chữ, chúng lại càng gian trá.Trình–Hán–Thư
87 – Chăm chỉ học hành là cái gốc để gây nhà, ăn nói lễ phép là cái gốc để giữ nhà, cư xử hoà thuận là cái gốc để trị nhà.Chu–Hy
88 – Dưỡng sinh không gì hay bằng, ít lòng ham muốn, say mê.Mạnh–Tử
89 – Thầy thuốc giỏi dạy cách ăn nằm trước rồi cho thuốc thang sau.Văn–Trung–Tử
90 – Thân mình như hòn ngọc trắng, lỡ tay là vỡ.Cao–Phan–Long
91 – Những nhà tích đức, nhất định không có tai ương.Tân–Ngữ
92 – Không đáng cho mà cho thì không phải là ơn.Diêm–Thiết–Luận
93 – Lễ, quý có đi có lại với nhau.Lễ–Ký
94 – Người ta bất đắc dĩ phải ở với kẻ vô nghĩa thì ngoài phải hoà nhã, trong phải bình tâm, ngỏ hầu, mới tránh khỏi tai vạ.Nguyện–Thể–Tập
95 – Có cái rất giàu mà không phải là vàng bạc. Có cái sống rất lâu mà không phải là thọ nghìn năm.Hoài–Nam–Tử
96 – Người giàu có mà không khôn ngoan thì cũng như bù nhìn mặc áo gấm.Triệu–Vũ
97 – Kẻ hay nói xấu người thật là khinh bạc. Kẻ gặp ai cũng khen ngợi thì cũng chưa phải là người hay.Trần–Cơ–Dình
98 – Nghèo mà không oán mới khó, giàu mà không kiêu còn dễ. Luận–Ngữ
99 – Quân tử đối với người dạy dỗ không nghe vậy sau mới trách.Thể tất không được vậy sau mới giận.Lã–Khôn
100 – Không hứa bậy cho nên mình không phụ ai. Không phụ ai cho nên không ai phụ mình. Ngô–Hoài–Dá
101 – Đối với người lo chớ vui, đối với người khóc chớ cười. Đối với người thất ý chớ khoe.Lã–Khôn
102 – Kẻ không phục ai cùng kẻ thấy ai cũng phục, đều là ngu si, gàn dỡ cả.Kinh–Viên Tiểu–Ngữ
103 – Lòng nghĩ làm hại người chẳng nên có, Lòng nghĩ đề phòng người chẳng nên không.Tôn–Miện
104 – Câu khen quá đáng của người bạn lại hại hơn câu chê quá đáng của kẻ oán thù.Ly–Mã–Bão
105 – Giàu sang mà nhã nhặn thì ai cũng quý,giàu sang mà âu yếm thì ai cũng thân.Gia–Ngữ
106 – Thích điều hay thì bạn hay đến.Thích điều dở thì bạn dở đến.Trình Hiệu
107 – Quen biết sơ sài mà chuyện nói thân thiết là người ngu.Thôi–Nhân
108 – Người quân tử mời được nhưng không dụ được. Bỏ được nhưng không khinh được.Văn–Trung–Tử
109 – Xem chơi với ai đủ biết con người hay dở.Quản–Tử
110 – Người nào không thích nghe lời thì một câu ta cũng không nên nói với họ.Hoàng–Đình–Kiên
111 – Ở phải chọn láng giềng, chơi phải chọn bạn.Tuân–Tử
112 – Kẻ ta nói chọc tức mà không giận hoạ là người có đại lượng, tất là kẻ có tâm cơ.Lưu–Phấn
113 – Làm ơn cho ai thì chớ kể, chịu ơn của ai thì chớ quên.Diêm–Thị Thế–Phạm
113 – Chơi với người trên chớ nịnh, chơi với người dưới chớ kiêu.Dương–Tử
115 – Cùng bè bạn, chơi nói phải có tín.Luận Ngữ
116 – Kẻ nói thì nhân đức mà kỳ thật không có gì, thường gặp phải những sự oán hận.Lễ–Ký
117 – Trong nhà không thu xếp thỏa thuận mà đi kể chuyện với láng giềng thì chưa gọi là phải được.Chiến Quốc Sách
118 – Cách trị nhà cốt ở hoà.Cách mưu sinh cốt ở chăm.Chu–Hy
119 – Lấy vợ, lấy chồng mà cứ kể đến đồng tiền thật là mọi rợ.Văn–Trung–Tử
120 – Ngựa què làm đổ xe, đàn bà ác nghiệt làm tan nhà, nát cửa.Dịch–Vĩ
121 – Bớt lo, bớt sầu, đừng phiền, đừng não là một cách làm cho tâm ta bớt được nhiều bịnh.Nguyện–Thể–Tập
122 – Thương con mà thương một cách ngon ngọt là làm cho con hại thân. Thương con mà thương một cách để cẩu thả là làm cho con bại hoại.Lã–Khôn
123 – Tinh thần không vận dụng thì ngu, khí huyết không chuyển vận thì bịnh.Lục–Tượng–Sơn
124 – Sống nhà hạ, ăn không ngồi rồi thì thân thể bại hoại, tâm chí cùng quẩn.Hồ–Lâm–Dực
125 – Muốn cho thân không bệnh tật, trước hết phải để cho tâm không có bệnh.Tuân–sinh–Tiên
126 – Những cách làm cho sống lâu là : HIỀN TIẾT KIỆM, HOÀ THUẬN và TRẦM TĨNH.Cổ–Ngữ
127– Thường làm lấy những việc nhỏ thì khoẻ mạnh người.Kinh–Viên Tiểu–Ngữ
128 – Tinh thần dùng quá nhiều thì kiệt.Hình thể làm quá thì mệt.Tư–Mã–Thiên
129 – Người khôn ngoan không đợi đau mới chữa, chữa khi chưa bệnh.Tô–Vấn
130 – Người khéo nuôi thân không cần phải cao lương mỹ vị.Diêm–Thiết–Luận
131 – Đói mà cho ăn của độc thì thật là giết người.Hà Xưỡng
131 – Gai gốc không phải là nơi phượng hoàng đậu.Cừu–Lãm
133 – Vượng, khỉ, mà lo mặc áo đẹp tất cào cắn, xé rách sau mới hả lòng.Trang–Tử
134 – Chim đến lúc cùng thì mổ, muông đến lúc cùng thời thì cào, người đến lúc cùng thì dối trá.Nhan–Hồi
135 – Con gà ấp mổ con cáo, con chó đẻ gầm gừ con cọp, tuy hăng hái thật, song cái chết đã theo sau.Ngô–Tử
136 – Con cọp, con beo chưa đủ lông dằn, đã có chí ăn thịt trâu, dê. Chim hồng, chim hộc chưa đủ lông cánh đã vấp lồng bay xa bốn bể.Thi–Tử