Bằng chứng khoa học thuyết phục nhất về đời sống sau cái chết :
“Có đời sống sau cái chết không?”… Bác sĩ chuyên khoa xạ trị ung thư Jeffrey Long lý luận: “Nếu bạn tìm hiểu các bằng chứng khoa học thì câu trả lời ở đây chắc chắn là có. “Nghiên cứu nội dung các trải nghiệm cận tử suốt hàng chục năm qua… ông rút ra kết luận gây nhiều tranh cãi đó.”
“Cuốn sách giá trị tìm hiểu về trải nghiệm cận tử này trình bày những bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng ý thức con người không bị ràng buộc bởi những hoạt động của não bộ.”
***
Paul Perry là một nhà báo và nhà sản xuất phim tài liệu nổi tiếng. Ông là thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Gannett tại Đại học Oregon ở Eugene, Oregon, Mỹ và là Tổng biên tập của tạp chí American Health. Paul Perry từng được Hoàng gia Bồ Đào Nha phong tặng
***
Năm 1984, tôi tình cờ đọc được khái niệm về Trải nghiệm Cận tử (TNCT) trong một tạp chí y học nọ. Vài năm sau, tôi lại nghe vợ của một người bạn kể về TNCT khi cô ấy sắp qua đời do phản ứng sốc thuốc trong lúc được gây mê. Hơn mười năm sau, năm 1998, tôi bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này và thành lập Tổ chức Nghiên cứu về Trải nghiệm Cận tử (NDERF: Near Death Experience Research Foundation) và trang web NDERF.org ra đời từ đó.
Một trong những mục tiêu của tôi khi thành lập trang web này là thu thập nhiều TNCT rồi tổng hợp lại bằng 1 bảng câu hỏi để dễ phân loại và nghiên cứu từng yếu tố liên quan đến TNCT. Với bảng câu hỏi này, tôi có thể nghiên cứu các yếu tố độc lập trong TNCT hoặc toàn bộ TNCT. Tôi nghĩ rằng mình phải rất nỗ lực mới có thể mong thành công phần nào, cuối cùng hóa ra tôi lại thành công trên mức mong đợi. Trong 10 năm đầu tiên, hơn 1.300 người trải nghiệm TNCT đã dành nhiều thời gian quý báu để tham gia trả lời hơn 100 câu hỏi chi tiết trên trang web NDEFR. Họ là những người đến từ nhiều chủng tộc, tín ngưỡng, và hầu như khắp mọi nơi trên trái đất.
Việc có nhiều người sẵn lòng chia sẻ TNCT của mình cùng người khác cho thấy rằng các trải nghiệm này thực sự ảnh hưởng lớn đến từng cá nhân. Họ mô tả trải nghiệm của mình bằng nhiều cách khác nhau, có người cho rằng “không thể nói được” không thể tả được “không bao giờ quên được”, “trên cả tuyệt vời”,… Hơn 95% cảm thấy TNCT của mình là “rất thật”, trong khi những người còn lại thì cho rằng “có thể thật”. Không một ai cho rằng “hoàn toàn không thật”. Một số người cho rằng không những họ đã trải qua những sự kiện rất thật mà còn xem đó là một sự trải nghiệm kỳ diệu trong đời mình. Dưới đây là chia sẻ của một người suýt chết trong một lần tự sát:
Tôi cảm thấy bình yên. Không chút đau đớn. Tôi thấy cuộc đời mình tràn ngập tình yêu của Chúa. Tôi không còn chút bận tâm nào với những gì tôi đã làm thậm chí với cả hành động tự sát vừa rồi. Sức mạnh của tình yêu thật sự đã thay đổi hành vi của tôi. Chính hồng ân của Chúa, chấp nhận hoàn toàn, và tình yêu trọn vẹn đem lại niềm vui trong tôi. Tôi tìm được tình yêu trong tôi không chỉ từ ánh sáng của Chúa rọi vào tim tôi, mà tình yêu đó chính là một phần gắn liền con người tôi. Trong tôi tràn ngập tình yêu. Tôi cảm nhận được sự hân hoan trong khoảnh khắc ấy. Tôi không thể diễn tả hết cảm xúc kỳ diệu này.
Tôi đã nghe sự mô tả như thế này từ nhiều người có TNCT. Bạn hãy hình dung xem – một trải nghiệm khởi đầu bằng nỗi khiếp sợ khi sự sống bị đe dọa và hóa thành một sự kiện kỳ diệu và bí ẩn?
Tôi là một nhà khoa học, và vì thế NDERF của tôi cũng làm việc rất khoa học. Tại NDERF, chúng tôi nghiên cứu tất cả các yếu tố của TNCT nơi hơn một nghìn người khác nhau. Để có được kết luận chính xác chúng tôi luôn tuân thủ nguyên tắc cơ bản của khoa học là: những gì có thật sẽ không thay đổi trong mọi tình huống khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu từ NDERF, có một điều rất đáng lưu ý nơi nội dung TNCT. Những nghiên cứu ở đây cho thấy rằng những gì người ta khám phá qua TNCT về Thượng đế, tình yêu, kiếp sau, những khó khăn trần tục, sự tha thứ, và nhiều khái niệm khác không hề chịu sự tác động của sự thay đổi về nền văn hóa, chủng loài, và tín ngưỡng của từng cá nhân. Đồng thời, những khám phá này không phải là những niềm tin đã tồn tại trước đó, không phải là các giáo điều xưa cũ, hay bất kỳ sự hiểu biết trần tục nào. Trong một thế giới hiện đang tồn tại quá nhiều thứ gây tổn hại đến tâm hồn con người như thế này, khám phá trên quả là một tin tốt lành. Những vấn đề của cá nhân và xã hội mà nhân loại hiện đang phải đối mặt – ma túy, nghiện rượu, trầm cảm, bạo lực, lo lắng, xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc v.v… – có thể bị ảnh hưởng sâu sắc bởi một trải nghiệm phổ biến và có tác động mạnh như thế. Vì TNCT xảy ra với mọi người trên thế gian, TNCT sẽ là yếu tố tâm linh đưa chúng ta xích lại gần nhau, trải nghiệm này nhắc nhở chúng ta về tính tương tác tâm linh giữa người và người. Ít ra thì tổ chức nghiên cứu NDERF cũng góp phần nâng cao kiến thức của chúng ta về mối quan hệ tâm linh này.
Những nghiên cứu của NDEKF cũng rất đáng giá khi nó giúp chúng ta có được sự hiểu biết sâu sắc về những gì sẽ xảy ra khi chúng ta qua đời. Đã từ lâu tôi không còn tin rằng chết là chấm dứt sự tồn tại. Tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu vấn đề này. Tôi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa học. Cha tôi là trưởng khoa Dược lý tại Đại học Iowa và đã từng được đề cử giải Nobel. Chính cha tôi và những thành viên khác trong gia đình đã giúp tôi phát huy tối đa niềm đam mê khoa học của mình. Tôi đã vận dụng khoa học để nghiên cứu hơn 1300 trường hợp chia sẻ cùng NDERF, tôi tin rằng với 9 loại bằng chứng được trình bày trong quyển sách này sẽ chứng minh một điểm chung là: có sự sống sau cái chết.
Bảng câu hỏi và những tài liệu khác trong sách này đều có trên website NDERF (http://www.nderf.org/afterlife). Bảng câu hỏi này tập trung vào các khái niệm được trình bày trong suốt quyển sách này. Do vậy tôi khuyến khích bạn đọc hết quyển sách này trước khi bạn điền vào bảng câu hỏi.
ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG TRẢI NGHIỆM CẬN TỬ
Trước khi tiếp tục, tôi cần phải giải thích Trải nghiệm Cận tử là gì.
Trải nghiệm Cận tử (TNCT) là những sự kiện xảy ra với một người sắp chết, hoặc chết lâm sàng. Người có Trải nghiệm Cận tử được gọi là các(cận tử nhân”. Năm 1975, tiến sĩ Raymond Moddy là người đầu tiên nghiên cứu và mô tả lại một cách khoa học về Trải nghiệm Cận tử trong quyển sách tiên phong trong lĩnh vực này, cuốn Life after Life, sau đó các bác sĩ và các nhà nghiên cứu khác cũng tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hiện tượng này.
Không có một định nghĩa nào về Trải nghiệm Cận tử được chấp nhận hoàn toàn. Nghiên cứu của NDERF định nghĩa rõ hai từ “cận tử” và “trải nghiệm”. Tôi cho rằng một người được xem là “cận tử” khi họ có nguy cơ chết nếu sự tổn hại về thể xác của họ không được khắc phục kịp thời. Các cận tử nhân thường rơi vào trạng thái hôn mê và chết lâm sàng, có nghĩa là không còn nhịp tim và hơi thở. Còn “trải nghiệm” phải diễn ra ngay thời điểm họ sắp chết. Ngoài ra, trải nghiệm này cũng phải thật rõ ràng, không phải là những mảnh ký ức được chắp vá rời rạc.
Quyển sách này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử NDERF. Nghiên cứu này là kết quả của cuộc khảo sát 613 cận tử nhân mới nhất đã điền đầy đủ vào bảng câu hỏi mới nhất của NDERF. Phiên bản này bao gồm rất nhiều câu hỏi được sắp xếp theo cấp độ trải nghiệm TNCT khác nhau. Bảng câu hỏi gồm có 16 câu hỏi về nội dung của sự trải nghiệm và là phương pháp nghiên cứu hợp lý nhất để phân biệt đâu không phải là TNCT và đâu chính là TNCT. Tất cả 613 các cận tử nhân mà tôi sẽ trình bày dưới đây đều có điểm từ 7 trở lên, là số điểm được cho là phù hợp với Trải nghiệm Cận tử. Khảo sát đầu tiên của NDERF nghiên cứu phản ứng của 413 cận tử nhân. Bảng câu hỏi điều tra theo cấp độ này đã không được sử dụng trong lần khảo sát đầu tiên.
Không có 2 Trải nghiệm Cận tử nào giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nhiều Trải nghiệm Cận tử, chúng ta nhận thấy các yếu tố chung thường xảy ra ở TNCT. Những yếu tố này thường xảy ra theo trật tự cố định.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng TNCT có thể có một số hoặc tất cả 12 yếu tố sau:
1. Trải nghiệm thoát xác (OBE): linh hồn thoát ra khỏi cơ thể.
2. Dâng trào cảm xúc.
3. Xuất hiện các tình cảm tích cực mãnh liệt.
4. Đi vào hoặc xuyên qua một đường hầm.
5. Đi vào vùng ánh sáng rực rỡ huyền bí.
6. Gặp các linh hồn khác, các nhân vật huyền bí hoặc người thân và bạn bè quá cố.
7. Cảm giác không gian hoặc thời gian bị biến đổi.
8. Hồi tưởng lại cuộc đời.
9. Bước vào một thế giới thoát tục (“giống thiên đàng”).
10. Có được những hiểu biết đặc biệt.
11. Tiếp cận một ranh giới hay một rào cản.
12. Trở về thể xác dù tự nguyện hoặc không tự nguyện.
Mỗi yếu tố trên đều được mô tả một cách tỉ mỉ qua từng trường hợp cụ thể cũng như tỷ lệ sẽ các cận tử nhân đã từng trải qua yếu tố trên mà tôi đã thu thập qua hơn mười năm nghiên cứu.