Nước Việt Nam với 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã sản sinh ra biết bao nhiều con người đã làm nên lịch sử. Họ là tinh hoa của đất nước, tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp muôn hình muôn vẻ của dân tộc . Cuốn sách “Danh Nhân Đất Việt” với 24 nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta qua các thời đại lịch sử kế tiếp nhau như Lê Quý Đôn, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Đoàn Thị Điểm, Hoàng Hoa Thám… sẽ giúp bạn thấy được phần nào những tấm gương cao đẹp về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, về đạo đức, tài năng và trí thông minh sáng tạo, cũng như phẩm chất lao động cần cù, giản dị tiết kiệm của ông cha ta xưa kia, càng thêm gắn bó và tự hào về lịch sử dân tộc, kế thừa và phát huy nó trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Khi nhắc đến danh nhân Việt Nam nhà bác học Lê Quý Đôn luôn là một trong số những người tiêu biểu nhất.
“ Lê Quý Đôn tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Người làng Diên hà, huyện Diên Hà, tỉnh Thái Bình. Con của Trung Hiếu công Lê Trọng Thứ ( đỗ tiến sĩ , làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư )
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng thầng đống khắp Sơn Nam. Đâu đâu người ta cũng nói về cậu bé thông minh và có trí nhớ lạ kỳ. Năm mười ba tuổi, ông theo cha lên học ở Kinh đo. Năm mười bốn tuổi ông đã đọc hết Tứ thư, Ngũ kinh, Sử, Truyện và đọc đến cả Bách gia, chư tủ, một ngày có thể làm xong mười bài thơ phú. Mười bảy tuổi thi hương đậu Giải Nguyên. Hai mươi sáu tuổi thi hội đậu đầu vào thì Đình cũng đậu đầu, trúng bảng nhã ( vì khoa ấy không lấy Trạng Nguyên)”
Trong cuộc đời làm quan của Lê Quý Đôn, có mấy sự kiện sau có ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp trước, văn chương của ông. Đó là chuyện đi sứ Trung Quốc năm 1760 – 1762. Tại Yên Kinh (Bắc Kinh), Lê Quý Đôn gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên, tiếp xúc với nhiều trí thức nổi tiếng của nhà Thanh, bàn luận với họ những vấn đề sử học, triết học…
Học vấn sâu rộng của ông được các học giả Trung Quốc, Triều Tiên rất khâm phục. Lê Quý Đôn có dịp đọc nhiều sách mới lạ, kể cả sách của người phương Tây nói về địa lý thế giới, về ngôn ngữ học, thủy văn học… Đó là các đợt Lê Quý Đôn đi công cán ở các vùng Sơn Nam, Tuyên Quang, Lạng Sơn những năm 1772, 1774, làm nhiệm vụ điều tra nỗi khổ của nhân dân cùng tệ tham nhũng, ăn hối lộ của quan lại, khám đạc ruộng đất các vùng ven biển bị địa chủ, cường hào địa phương man khai, trốn thuế…
Chính nhờ quá trình đi nhiều, thấy nhiều, nghe nhiều, biết nhiều việc đời như vậy mà kiến thức Lê Quý Đôn trở nên phong phú vô cùng. Ông viết trong lời tựa sách Kiến văn tiểu lục: “Tôi vốn là người nông cạn, lúc còn bé thích chứa sách, lúc trưởng thành ra làm quan, xem lại sách đã chứa trong tủ, vâng theo lời dạy của cha, lại được giao du nhiều với các bậc hiền sĩ đại phu. Thêm vào đấy phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi: mặt bắc sang sứ Trung Quốc, mặt tây bình định Trấn Ninh, mặt nam trấn thủ Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam). Đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách”.
Ngoài đầu óc thông tuệ đặc biệt cộng với vốn sống lịch lãm và một nghị lực làm việc phi thường, phải kể đến thời đại mà Lê Quý Đôn sống. Và ông là đứa con đẻ, là sản phẩm của thời đại ấy kết tinh lại.
Cuốn sách Danh nhân đất Việt sẽ lần lượt đưa bạn đọc gặp dỡ những nhân vật lớn của dân tộc Việt Nam. Hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của họ cho dân tộc, đất nước từ đó truyền cảm hứng cho những thế hệ mai sau tiếp bước cha ông xây dựng đất nước giàu mạnh to đẹp hơn.