Tháng 12 năm 1812, Napoleon cùng gần 700.000 ngàn tinh binh đã tiếp tục xâm lược nước Nga. Tuy nhiên, đội quân bất diệt này lại chịu một thất bại vô cùng thảm hại: chỉ còn khoảng 250.000 người quay trở về châu Âu.
Một trong những lý do chính yếu dẫn đến thất bại của đội quân bất diệt này lại chính là những bộ đồng phục của tất cả các binh sĩ, hay đúng hơn là những nút áo trên những bộ đồng phục ấy, từ những tướng lĩnh cao nhất đến những binh sĩ nhỏ nhất. Những chiếc nút áo được làm bằng thiếc và Napoleon đã không ngờ rằng thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C, một nhiệt độ bình thường của “mùa đông Nga”. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân bất diệt ngày càng suy yếu đi và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.
Hầu hết các nhà sử học đều chưa tin rằng những chiếc nút áo được làm bằng thiếc lại dẫn đến sự thất bại của Napoléon, nhưng ít nhất sự giải thích ấy cũng cho thấy mức độ mà những vật dụng hàng ngày, những nguyên tố và tính chất của chúng có thể ảnh hưởng và thay đổi lịch sử của nhân loại.Trong quyển sách này, Penny Le Couteur và Jay Burreson đề cập đến 17 loại phân tử hóa học có trong tự nhiên như trong tiêu, vitamin C, đường, tơ tằm, thuốc nhuộm, penicillin, cà phê, thuốc lá,…
Tác giả đã rất thành công trong việc nêu lên những ý tưởng độc đáo như làm sao những hạt tiêu bé nhỏ, hay chính xác hơn là những phân tử có trong hạt tiêu, lại có thể thay đổi lịch sử, hay vì sao tơ tằm lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội?