Ở nước ta, tín ngưỡng tôn giáo như là cơm ăn nước uống, hàng trăm hàng nghìn năm nay, từ thời nguyên thủy còn tồn tại lại, sang thời phong kiến, cho đến ngày nay, chẳng một gia đình nào lại không có bàn thờ cúng Tổ tiên, chẳng một làng ấp nào lại không có ngôi đình, đền, miếu thờ Thần, thờ Mẫu. Rồi thì vài ba làng xóm lại có ngôi chùa thờ Phật, và vẫn còn không ít đến ngày nay những quân Đạo giáo, những nhà thờ Thiên chúa giáo…
Ngày giỗ, ngày tết, ngày rằm mồng một hàng tháng, đến lệ làng, ngày sinh ngày hoá của Thần, nén nhang thắp lên, khấn bái, tế lễ ông bà Tổ tiên, Thần Phật, cầu mong bình yên mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Cứ như thế đời này qua đời khác, tín ngưỡng tôn giáo là một mảng sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu được. Lại còn phải kể đến các dân tộc ít người, kêing kị thờ cúng thần, ma, không thể không tìm hiểu, trình bày ra… Vậy thế nào là tín ngưỡng, thế nào là tôn giáo? Thực chất của tín ngưỡng và tôn giáo là gì? Ơ nước ta có tôn giáo bản địa hay không? Các mặt thờ tự cầu cúng diễn ra trong dân ta, nên phân thành những hình thái như thế nào cho hợp lý?… Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam ra mắt bạn đọc sẽ góp phần vào việc tìm hiểu giải đáp những câu hỏi đặt ra trên đây…