Giới thiệu nội dung cuốn sách “Bài Tập Vẽ Kỹ Thuật – Nguyễn Thị Mỵ” của tác giả Nguyễn Thị Mỵ:
Trong khi học tập môn Vẽ Kỹ Thuật, việc làm các bài tập thực hành đóng vai trò quan trọng. Nhằm giúp SVHS nắm vững lý thuyết của môn học và vận dụng các tiêu chuẩn, quy phạm đã học vào việc lập hoặc đọc các bản vẽ kỹ thuật. Ngoài ra, nó còn rèn luyện cách sử dụng dụng cụ vẽ, kỹ năng vẽ, tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận… và trình độ thẩm mỹ cho người học.
Hệ thống bài tập gồm hai loại:
Các bài tập hỗ trợ nhằm giúp SVHS nắm vững lý thuyết liên quan đến bài tập. Chủ yếu làm tại lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên, không yêu cầu cao về hình thức trình bày .
Các bài tập chính thức nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ cho SVHS. Chúng được thể hiện trên giấy vẽ phối hợp với dụng cụ vẽ. Có thể làm một phần tại lớp và một phần tại nhà .
Trình tự làm một bài tập vẽ kỹ thuật:
Trước khi vẽ phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ vẽ và những tài liệu cần thiết.
Khi vẽ thường chia làm hai giai đoạn: giai đoạn vẽ mờ và giai đoạn tô đậm.
+ Giai đoạn vẽ mờ: dùng bút chì cứng H hay HB để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ và chính xác. Sau khi vẽ mờ xong cần phải kiểm tra lại bản vẽ, xoá những nét không cần thiết, sửa chữa những chỗ sai sót rồi mới tô đậm.
+ Giai đoạn tô đậm: dùng bút chì mềm B hay 2B tô nét liền đậm, bút chì B hay HB tô nét đứt và viết chữ. Bút chì 2B để vẽ đường tròn. Luôn giữ cho đầu chì nhọn (bằng cách chuốt hay mài đầu chì bằng giấy nhám). Không nên tổ đi tô lại từng đoạn của một nét vẽ. Nên tô nét khó vẽ trước, nét dễ vẽ sau …