Ở Việt Nam, nghề cá có lịch sử phát triển lâu đời trên phạm vi cả nước. Từ chỗ tự phát trong quá trình kiếm sống hằng ngày mà cua, bắt ốc, theo nhịp độ phát triển kinh tế xã hội, nghề đóng thuyền ra đời, tài bơi lội, tài chèo thuyền là cơ sở gắn với nghề chài lưới, người Việt cổ đại đã từng bước tiến dần từ vùng nước trong nội địa để ra bien khoi.
Tuy vậy cho đến những năm 50 của thế kỷ 20, nghề cử Việt Nam vẫn còn ở trình độ thô sơ lạc hậu, chưa trở thành một ngành sản xuất có vị trí tương xứng với điều kiện tự nhiên và đáp ứng được đòi hỏi phát triển của xã hội.
Sau năm 1954, việc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất trở thành một trong những nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc Việt Nam vừa được giải phóng, việc sản xuất nghề cá trở thành một tất yếu khách quan và một đòi hỏi hết sức cấp thiết.
Những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1959, tuy bận nhiều công việc của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm làng cá và ngư dân trên các đảo Tuần Châu, Cát Bà… thuộc tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng ngày nay. Tại đây, Người đã dặn. “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Người còn căn dặn cán bộ về việc tổ chức sản xuất và chăm lo đời sống của nhân dân vùng biển.
Sau đó, sự ra đời của Tổng cục Thủy sản vào năm 1960 là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành thủy sản, nhất là những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, từ đó đã hình thành một ngành kinh tế kỹ thuật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Cũng trong thời gian 1954 – 1975, nghề cá ở miền Nam dẫn dán được nylông hóa về lưới sợi và động cơ hóa về sức đẩy cho thuyền đánh cá biển, Nha Ngư nghiệp được thành lập để quản lý nghề cả.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngành thủy sản cả nước bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển mới.
Với sự thành lập Bộ Hải sản vào năm 1976 và sau đó là Bộ Thủy sản vào năm 1981, ngành thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. cung cấp nguồn đạm từ thủy hải sản cho nhu cầu dinh dưỡng của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp chế biển và một số ngành công nghiệp khác, thức ăn cho chặn nuôi gia súc, gia cầm, cho nuôi thủy hải sản và sản phẩm cho xuất khẩu, tăng thêm việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu ở nông thôn, miền biển, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển.
Trong 20 năm (1986 – 2005 ) đất nước đổi mới, ngành thủy sản có sự tăng trưởng liên tục qua từng năm, trong kỳ kế hoạch 5 năm. Đến năm 2006 tổng sản lượng thủy sản đạt 3.695.927 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.694 276 tấn, giả trị kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản đạt 3.310.032 triệu USD, thu hút lao động khoảng 4 triệu người với sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu lao động. Ngành thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế công – nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn, góp phần ổn định và phát triển đất nước.
Để đáp ứng phần nào nhu cầu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tổ chức sản xuất và quản lý nhà nước về thủy sản của đông đảo bạn đọc, BÁCH KHOA THỦY SẢN ra đời với sự tham gia biên soạn của nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành, của nhiều nhà quản lý và chuyên gia lâu năm trong ngành,
Nhân dịp này, Ban biên tập xin chân thành cảm ơn sự cộng tác biên soạn của các tác giả, việc đọc và góp ý kiến lần cuối của các nhà khoa học và quản lý cho bản thảo, các cơ quan đơn vị đã cung cấp ảnh và sự tài trợ của các cơ quan, đơn vị cho việc biên soạn và ấn hành BÁCH KHOA THỦY SẢN.
Lần đầu ra mắt bạn đọc, chắc chắn không tránh khỏi có thiếu sót. Kính mong được sự góp ý tận tình của quý vị độc giả để sách hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Trận trọng cảm ơn!
TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Việt Thắng