Bạn muốn ít. Bạn muốn ít sự sao nhãng. Bạn muốn ít sự lựa chọn. Hàng ngày, bạn phải trả lời cả đống email, tin nhắn qua điện thoại, tin nhắn trên internet khiến bạn sao nhãng và ức chế tâm lý nặng nề. Bạn luôn phải đáp ứng cùng lúc ít nhất hai vai trò. Khi đi làm, bạn phải là một nhân viên tốt, hoàn thành xuất sắc công việc, đồng thời khi tan sở về nhà, bạn phải trở thành người chồng/vợ, người cha/mẹ, người con tốt, hoàn thành nghĩa vụ với gia đình mình. Cái giá bạn phải trả là gì? Chất lượng công việc đi xuống, trễ deadline, lương thấp, không thăng tiến và ức chế nặng.
Bạn muốn nhiều. Bạn muốn tăng năng suất công việc của mình. Bạn muốn tăng thu nhập. Bạn muốn sống thoải mái hơn. Bạn muốn thỏa mãn hơn. Bạn muốn có nhiều thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè.
Trong The one thing – Điều ý nghĩa nhất trong từng khoảnh khắc cuộc đời, bạn sẽ học:
– Sống có trách nhiệm
– Thanh lọc phiền nhiễu
– Chống lại sự cám dỗ
– Đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn
– Xây dựng động lực hướng tới mục tiêu của bạn
– Phục hồi năng lượng
– Biến những gì quan trọng đối với bạn trở thành thói quen
Cuốn sách Điều Ý Nghĩa Nhất Trong Từng Khoảnh Khắc Cuộc Đời đem lại những kết quả kinh ngạc trong mọi lĩnh vực của đời sống, công việc, cá nhân, gia đình, và tinh thần của mỗi người.
Thông tin tác giả:
Gary Keller là đồng sáng lập và chủ tịch Hội đồng Quản trị của Keller Williams Realty International, công ty kinh doanh nhượng quyền bất động sản lớn nhất nước Mỹ. Là Doanh nhân của Năm của Earnst & Young. Ông đã từng xuất bản 3 quyển sách bán chạy nhất nước Mỹ liên quan đến bất động sản. Ngoài ra, Gary đã giúp vô số người nhận ra kết quả phi thường của việc chỉ tập trung vào Sứ mệnh của họ.
Jay Papasan là phó giám đốc xuất bản và tổng biên tập của Keller Williams Realty. Ông còn là đồng tác giả với Gary Keller trong nhiều cuốn sách bán chạy khác.
Trong hơn 4 thập kỷ, Carol S. Dweck, nhà tâm lý học Stanford đã nghiên cứu về ảnh hưởng của những thực tế từ quan niệm đến hành động của chúng ta như thế nào. Nghiên cứu của cô đã mang lại cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao việc nghĩ lớn lại là một vụ thỏa thuận lớn đến vậy.
Nghiên cứu của Dweck với đối tượng trẻ em tiết lộ hai kiểu tư duy về hành động – tư duy “khả biến” ở những trẻ thường nghĩ lớn và tìm kiếm sự tăng trưởng và trẻ có tư duy “bất biến” đặt ra các giới hạn giả và né tránh thất bại. Theo cô, các sinh viên có tư duy khả biến đã sử dụng những chiến lược học tập tốt hơn, cần ít sự giúp đỡ hơn, bỏ ra ít nỗ lực tích cực hơn, và có thành tích cao hơn so với các bạn đồng môn có tư duy bất biến. Họ ít phải đặt ra các giới hạn trong cuộc sống và có nhiều cơ hội tiếp cận tiềm năng của mình. Dweck chỉ ra rằng các loại tư duy có thể và chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi. Giống như bất kỳ thói quen nào khác, bạn đặt tâm trí mình vào đó đến khi tư duy đúng đắn thực sự trở thành thói quen.
Khi Scott Forstall bắt đầu tuyển dụng nhân tài cho đội ngũ mới thành lập của mình, ông cảnh báo rằng dự án tối mật sẽ cung cấp nhiều cơ hội “mắc sai lầm và tranh đấu, nhưng chúng ta sẽ làm một điều gì đó vang danh trong cuộc đời.” Ông đưa ra ý tưởng gây tò mò này tới các “siêu sao” trong toàn công ty, nhưng chỉ chọn những người chấp nhận thử thách ngay lập tức. Ông tìm kiếm những người có tư duy “khả biến”, như ông chia sẻ với Dweck sau khi đọc cuốn sách của cô. Dù bạn có thể không bao giờ nghe về Forstall, nhưng chắc chắn bạn biết những gì nhóm ông tạo ra. Forstall là phó chủ tịch cấp cao của Apple, và đội của ông đã tạo ra thứ mà các bạn vẫn gọi là iPhone.