“Anh còn trẻ và đẹp trai….anh là niềm hy vọng của mẹ anh”
Anh còn trẻ và đẹp trai, anh là niềm tự hào và hân hoan của mẹ anh, tuy nhiên anh đã chết ở độ tuổi 17 trong nỗi thống khổ, mù lòa, bệnh tật và bại liệt. Nếu như anh hiểu được sự nguy hiểm chết người của sự thủ dâm thì anh đã có thể sống một đời sống tốt đẹp biết bao nhiêu.
… Đây là lời cảnh tỉnh cho những thanh thiếu niên nước Pháp được xuất bản trong cuốn “Le livre sans titre” (Quyển Sách Không Tựa Đề) vào năm 1830. Vào thời đó, sự thủ dâm được các nhà đạo đức – luân lý học và các thầy thuốc, y bác sỹ xem như là một chứng bệnh dẫn đến sự chết yểu.
Vào năm 1716, Tiến sĩ Balthazar Bekker đã xuất bản một cuốn sách nhỏ về “tội ác” của sự “tự ô nhiễm” mang tên “Onania”, nhằm cảnh báo đến những đọc giả nhất là giới trẻ rằng việc “tự thủ dâm” sẽ dẫn đến:
Các rối loạn dạ dày và tiêu hoá, ăn mất ngon, ói và nôn mửa, suy nhược cơ thể, ho khan, khàn giọng, tê liệt, suy yếu cơ quan hô hấp, thiếu ham muốn tình dục, rối loạn thị giác và thính giác, tai biến mạch máu não, làm suy giảm một cách tổng thể tình trạng sức khoẻ, xanh xao, gầy gọt, trên mặt nổi mụn nhọt, suy giảm trí tuệ, mất trí nhớ, lên cơn thịnh nộ, chứng rồ dạy, chứng si, chứng động kinh, phát sốt và cuối cùng là tự tử, v.v…
Sau đó, trong quyển “A Medicinal Dictionary” năm 1745, tiến sỹ Robert James đã tuyên bố rằng người có thói quen thủ dâm phải chịu trách nhiệm về những rối loạn khó chữa nhất và thường là những rối loạn không chữa được.
Ngoài ra, cũng có một cuốn sách y khoa khác có tên L’Onanisme của bác sĩ Samuel-Auguste Tisso đã cho biết tinh dịch giống như một loại dầu thiết yếu cho cơ thể và nếu lãng phí nó thông qua việc thủ dâm thì sẽ dẫn đến:
“… sự suy giảm về sức mạnh, trí nhớ, thậm chí là lý trí; mờ mắt, tất cả các rối loạn về thần kinh, tất cả các loại bệnh về gout và thấp khớp, suy yếu các cơ quan của cơ thể, tiểu ra máu, rối loạn sự thèm ăn, nhức đầu và một số lượng lớn các rối loạn khác.”
Những vị bác sĩ này không phải là những người ngu dốt, mà họ là những nhà khoa học có uy tín và đáng kính đang làm việc trong thời kỳ Khai Sáng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những quan điểm về khoa học và thông tin dường như trở nên phổ biến vào thế kỷ 19 rằng chúng có thể kết thúc như một câu chuyện cảnh báo của Le livre sans titre. (Quyển Sách Không Tựa Đề)