BÌNH PHONG MÃ là một thế trận khai cục nổi tiếng bậc nhất trong cờ Tướng. Kể từ khi thế trận Thuận Pháo được trình bày một cách điêu luyện trong cổ phổ “Quất Trung Bí” của Chu Tấn Trinh khiến lý thuyết cờ tướng được nâng lên một bước đáng kể thì 70 năm sau thì Vương Tái Việt cho ra đời quyển “Mai Hoa Phổ” đã gây chấn động trong làng cờ.
Tinh hoa của “Mai hoa phổ” chính là thế trận Bình phong Mã của bên đi hậu phá thành công trận Pháo đầu của bên đi tiên và đã chỉ ra một phương hướng hoàn toàn mới trong nghệ thuật cờ tướng : phòng thủ chắc, tấn công mạnh. Ván cờ trở nên ôn hòa hơn so với kiểu chơi đối công ác liệt của Thuận Pháo.
Dù công thủ song toàn, trận Bình phong Mã vẫn thể hiện được kiểu chơi gay cấn, sôi nổi. Trước tiên thế bình phong là loại hình tiêu biểu cho phòng thủ. Bình phong Mã không những đủ sức chống lại các trận Pháo đầu mà còn ứng phó hiệu quả với bất cứ khai cục nào của bên đi tiên.
Yếu lĩnh đặc trưng và căn bản nhất của bình phong Mã là : khi cả 2 Mã cùng lên để bảo vệ Tốt đầu thì sẽ hình thành một bức bình phong, phát triển cân bằng ở hai cánh, thế trận sẽ dần dần được ổn định vững chắc. Tại sao vậy ? Táo Bởi vì Bình phong Mã có song Mã bảo vệ Tốt đầu, song Pháo riêng biệt bảo vệ song Mã, song Xe riêng biệt lại bảo vệ song Pháo.
Còn Sĩ Tượng riêng biệt lên trung lộ liên kết, đảm bảo cho sự ổn định vững chắc của toàn bộ thế trận. Kết hợp với Bình phong Mã (khi bên tiện đi P2-5) thường là lên Tốt 3 hay lên Tốt 7, lên Tốt 3 thì thế trận ôn hòa, lên Tốt 7 thì thế trận kịch liệt…
Trận Bình phong Mã còn được các thế hệ sau nghiên cứu và bổ sung, nâng cao không ngừng, khiến cho trận Bình phong Mã ngày thêm phong phú điêu luyện, những quyển sách Bình phong Mã chuyên tập đã xuất hiện, đào sâu thêm hàng loạt vấn đề lý thuyết về thế trận này.
Quyển BÌNH PHONG MA HIỆN ĐẠI ra mắt bạn đọc lần này nhằm cung cấp cho bạn đọc những lý thuyết mới và căn bản của trận bình phong Mã. Đọc và nắm vững những nguyên tắc của nó, chắc chắn trình độ của người chơi sẽ được nâng cao.