Cuốn sách Nói sao cho trẻ chịu nghe và nghe sao cho trẻ chịu nói thực sự là những phương pháp, cũng như bí kíp, kinh nghiệm dạy trẻ thực tế và đầy tôn trọng sẽ giúp giải quyết hầu hết những khó khăn, tưởng chừng như đơn giản ở trên. Nếu không có các kỹ năng thì vấn đề trên sẽ lặp đi lặp lại gây ra các bức xúc không nhỏ trong gia đình nhỏ của bạn. Với việc xử dụng các kỹ năng này các bậc phụ huynh không còn phải vật lộn với đám nhóc nhà mình nữa mà vẫn đạt được hiệu quả giáo dục hoàn hảo.
Lời giới thiệu của sách Nói sao cho trẻ chịu nghe:
Điều sau cùng chúng tôi từng nghĩ tới là viết sách “bí kíp” về những kỹ năng giao tiếp với con cái dành cho phụ huynh. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vốn là vấn đề mang tính chất cá nhân và riêng tư. Chúng tôi có cảm giác rằng ý tưởng hướng dẫn mọi người cách nói chuyện như thế nào trong mối quan hệ gần gũi mật thiết ấy, quả tình, nghe có vẻ không xuôi tai cho lắm
Trong quyển sách đầu tiên của mình, Giải phóng cha mẹ/Giải phóng con cái , chúng tôi đã cố gắng không thuyết giảng hay chỉ giáo, mà chúng tôi kể những câu chuyện. Những năm tham gia hội thảo với nhà tâm lý học trẻ em, tiến sĩ Haim Ginott, đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi chắc chắn rằng nếu chỉ kể những câu chuyện về những kỹ năng mới đã thay đổi cách chúng tôi đối xử với con cái của chính mình như thế nào, thì có lẽ độc giả sẽ nắm bắt được tinh thần ẩn sau những kỹ năng ấy và được khuyến khích ứng biến những phương pháp của chính họ.
Ở mức độ nào đó thì chúng tôi đã đạt được hiệu quả đúng như thế. Nhiều phụ huynh viết thư cho chúng tôi, tự hào kể những thành tựu họ đạt được ở nhà nhờ đọc về những kinh nghiệm của chúng tôi. Nhưng có những lá thư mang chung một nội dung khẩn cầu: Họ muốn có một quyển sách thứ hai, một quyển sách gồm “những bài học”… “những bài luyện”… “những kinh nghiệm đúc kết”… “những ghi nhớ”… một loại tài liệu nào đó khả dĩ giúp họ học những kỹ năng theo từng-bước-một.