Thiên Nam ngữ lục là một tác phẩm ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVII trong thời kỳ phát triẻn mạnh mẽ của vǎn học Việt Nam nói chung và vǎn học chữ Nôm nói riêng.
Đây là tác phẩm Nôm có dung lượng lớn nhất, gồm 8.136 câu thơ lục bát, có xen 31 bài thơ chữ Hán và hai bài thơ chữ Nôm đợc viết theo thể thất ngôn bát cú.
Giá trị nổi bật của tậo diễn ca này là ở sự thể hiện nhất quán một chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt, một tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc va có cơ sở. Tổ Quốc Việt nam, đó là một dải giang sơn “địa linh nhân kiệt” từ thời mở nước đầy hào khí của các Vua Hùng đến sự nghiệp vẻ vang của Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan…
Không chỉ là một tác phẩm sử học, Thiên Nam ngữ lục còn là một tác phẩm vǎn học gần gũi với phong cách truyện Nôm. Tính phong phú và phức hợp trong cách trình bày sự kiện, trong kết cấu tác phẩm, trong xây dựng hình tượng, trong vận dụng ngôn ngữ khiến Thiên Nam ngữ lục ít nhiều mang dáng dấp sử thi.
Về phương diện ngôn ngữ, Thiên Nam ngữ lục đánh dấu một chặng đường trong quá trình phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam, một mặt tiếp nhận và đồng hoá nhiều từ Hán, mặt khác tiếp thu ảnh hưởng và chắt lọc tinh hoa ngôn ngữ của vǎn học dân gian.