Nội dung cuốn sách trình bày lịch sử thế giới trung đại ở các nước tây Âu và phương Đông. Ở các nước Tây Âu từ sự hình thành chế độ phong kiến, sự ra đời và phát triển của thành thị, giáo hội Kitô và những cuộc viễn chinh của quân Thập tự, văn hóa Tây Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ XIII, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu, những phát kiến lớn về địa lý (cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI và sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, văn hóa phục hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân ở Đức, cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ, hoạt động chống cải cách tôn giáo của giáo hội thiên chúa, sự phát triển của chế độ phong kiến từ phân quyền đến tập quyền ở Pháp, cách mạng Nêđéclan. Các nước Phương Đông thì trình bày lịch sử các nước: Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, A Rập. Đây là đại diện cho các nền văn minh tiêu biểu nhất cho văn minh Phương Đông.
Ở phương Tây, Trung đại hay Trung cổ là thuật ngữ dùng để chỉ giai đoạn lịch sử nằm giữa hai thời kì cổ đại và cận đại được các nhà nhân văn chủ nghĩa Italia nêu ra đầu tiên vào thế kỉ 16, sang thế kỉ 17 được nhà sử học Đức Crixtôphơ Kenlơ vận dụng để chia tác phẩm “Lịch sử thế giới” của ông thành 3 phần: cổ đại, trung đại và cận đại. Đến thế kỉ 18, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến ở phương Tây. Tuy сáс học giả đã nhất trí cho rằng trung đại là giai đoạn ở giữa cổ đại và cận đại nhưng thời kì lịch sử này mở đầu và kết thúc vào lúc nào thì ỷ kiến có khác nhau, vể mốc mở đẩu, người ta chủ trương dựavào các sự kiện lịch sử như các hoàng đế Rôma chết, ví như hoàng đế Đômixiêng chết năm 96, đế quốc Tây Rôma diệt vong (476), giáo hoàng Grêgoa l lên ngôi (590), người A Rập chiếm Gíêrudalem (638), Sáclơmanhơ đưọc tấn phong làm hoàng đế (800) v.v… Về mốc kết thúc, người ta căn cứ vào các sự kiện như đế quốc Đông Rôma diệt vong (1453), Crixtôphơ Côlômbô tìm ra châu Mĩ (1492), năm bắt đầu của phong trào cải cách tôn giáo ở Đức (1517). v.v… Rõ ràng là hầu hết những thời điểm được nêu ra ở trên đều không có ý nghĩa vạch thời đại.
Các sử gia Mác-xít cho rằng lịch sử trung đại về cơ bản là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Tây Âu là năm 476, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Còn sự kiện đánh dấu sự kết thúc thời trung đại và mở đẩu cho thời kì cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642.
Còn về phương Đông thì việc xác định thời gian bắt đầu của lịch sử Trung đại phương Đông là một vấn đề ko dễ như ở phương Tây. Do sự phát triển độc lập của lịch sử các nước phương Đông, việc tìm một mốc thời gian chung mở đẩu cho lịch sử Trung đại phương Đông là khó thực hiện được. Việc tìm một ranh giới thời gian để phân chia lịch sử cổ đại và trung đại của Trung Quốc và Ân Độ cũng là một việc không dễ được mọi người nhất trí. Sở dĩ như vậy là vì sự khác biệt về phương thức sản xuất giữa giai đoạn trước và giai đoạn sau ở Trung Quốc không phải là một sự khác nhau về bản chất, còn Ấn Độ thì không có gì khác nhau.
Về mặt phương thức sản xuất, xã hội phương Đông thời trung đại cũng là xã hội phong kiến nhưng quan hệ phong kiến ở đây khác phương Tây. Chế độ phong kiến ở phương Đông gồm 2 quan hệ là quan kệ nhà nước – nông dân và quan hệ địa chủ – tá điền. Tình hình này ở phương Đông không phải là một vấn đề mới. Ở Trung Quốc, từ thời Xuân Thu về trước đã tồn tại quan hệ thứ nhất, từ thời Chiến Quốc về sau thì cả hai quan hệ cũng tồn tại. Riêng Ân Độ thì trong suốt thời cổ trung đại hầu như chỉ có quan hệ thứ nhất mà thôi. Tình hình Việt Nam, Triều Tiên, Nhật v.v… cũng tương tự, nhưng xu hướng chung là trong thời kì đẩu ruộng đất chủ yếu thuộc về nhà nước, về sau ruộng tư mới dẩn phát triển.
Do nền kinh tế hàng hoá phát triển chậm chạp của nên ở 1 số nước từ thế kỉ 16 về sau mầm mống của CNTB đã xuất hiện, nhưng nhân tô ấy còn hết sức nhỏ nên chưa đủ sức gây nên những ảnh hưởng quan trọng làm thay đổi lịch sử phương Đông.
Đến thế kỉ XVIII, XIX, đa số các nước phương Đông bị các đế quốc phương Tây xâm lược. Riêng Nhật đã chuyển từ phong kiến lên CNTB vào năm 1868 khi thực hiện “Minh Trị duy tân”.
Tuy về hình thái kinh tế xã hội và về thể chế chính trị, ở phương Đông có nhiều điểm tương đổng nhưng sự phát triển lịch sử của các nước ở đây mang tính độc lập rất lớn. Vì vậy, lịch sử phương Đông ko trình bày như phương Tây mà phải trình bày theo từng nước.