Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia, vốn nghèo mà mãi vẫn chưa có con. Họ đi cầu tự khắp chốn, hết đền nọ tới động kia, đến đâu cũng quỳ bài bái lễ, xoa đầu hứng nước đủ các loại Cô loại Cậu.
Sau cùng họ cũng được thỏa nguyện: chị vợ mãn nguyệt thì đã khai hoa ra một mụn con trai.
Mụn con trai đó hay ăn chóng lớn lắm, nhưng chẳng mấy chốc nó đã khiến hai vợ chồng phải lo phiền. Thằng bé ăn khỏe đến mức bố mẹ làm lụng mấy cũng chẳng đủ để nuôi con. Họ phải thay hết nồi bảy cho tới nồi ba để thổi nấu.
“Bu nó à”, người chồng một hôm vừa xới cơm cho con vừa ái ngại nói với vợ, “bây giờ tôi mới biết ăn thủng nồi trôi rế thực nó là thế nào!”.
Cho đến một hôm, thấy con trai dùng muôi cạo cháy quèn quẹt trong cái nồi giang ba mươi, người cha tưởng như chịu không nổi. Trong nhà có gì đều đã bán hết để lấy cái cho con bỏ vào mồm. Ông bàn với vợ, thấy chỉ còn cách để con đi tha phương cầu thực mới đỡ khổ cả nhà. Ông bèn gọi con lại bảo:
-Con đã lớn rồi, còn cha mẹ giờ đã suy nhược không làm gì ra nữa. Trước kia, lúc nhà ta giàu có, Hoàng đế Trung Quốc có giật tạm của nhà ta hơn bảy mươi vạn lạng cả vàng lẫn bạc. Giờ con cứ sang Tàu đòi về mà ăn.
Anh con nghe bố nói xong bèn khăn gói sang Tàu ngay…Nhưng sang Tàu thì xa, anh con cứ đi mải miết, dọc đường lần hồi kiếm ăn bằng cách gánh gạch, đào ao, cưa lừa kéo xẻ…
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật thông minh,ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người quái hình dị dạng và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động bình thường như con người.nó còn là chuyện từ ngày xưa chưa biết là có thật hay không.Truyện cổ tính thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công.