Từ khi chương trình phát triển mía đường được Chính phủ phê duyệt thi ngành mía đường của nước ta đà phát triển rất nhanh và toàn diện. Đến đầu năm 2000, cả nước đã có 44 nhà máy đường với tổng công suất chế biến 78.200 tấn mía/ngày, diện tích mía đứng cần có lên tới 213.097 ha, tổng sản lượng mía cây cần có khoảng 11-12 triệu tấn/năm.
Năng suất mía niên vụ 1999-2000 bình quân đạt 50 tấn/ha, bằng 80% năng suất mùa các nước trong khu vực và bảng 70% tiềm năng năng suất mía ở điều kiện nước ta. Nguyên nhân mía của ta năng suất còn thấp so với tiềm năng có nhiều, song chủ yếu do:
+ Tỷ lệ diện tích mía giống cũ, năng suất thấp còn cao (trên 58%).
+ Sự hiểu biết về cây mía, giống mía, kỹ thuật thâm canh ở nhiều vùng mia còn hạn chế.
+ Khả năng đầu tư thâm canh còn thấp (thuỷ lợi, giống, phân bón, bảo vệ thực vật…
Cuốn sách “Kỹ thuật thâm canh cây mía” được biên soạn dựa trên các kinh nghiệm trồng, thâm cảnh mía của người nông dân, cộng thêm những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nên sẽ cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt cán bộ kỹ thuật chỉ đạo sản xuất, cán bộ khuyến nông và người trồng mía những kiến thức và hiểu biết cơ bản về đặc tính sinh vật học, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng chăm bón và lựa chọn giống mía thích hợp cho từng trả ở từng vùng nguyên liệu nhằm thâm canh tăng năng suất và chất lượng.
Vì mía được trồng rộng khắp ở bảy vùng sinh thái với những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau, do vậy sẽ còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu và đề cập đầy đủ, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và bà con nông dân để nội dung cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh hơn.
TÁC GIẢ