Nhà kia bố mẹ chết sớm, còn hai anh em là Bính và Đinh. Anh là Bính đã có vợ, em là Đinh còn nhỏ phải ở cùng anh chị. Nhà có mỗi một em trai, lại ở chính căn nhà ngói cây mít do bố mẹ để lại nhừng cả hai vợ chồng Bính đều coi em như đầy tớ, sai phái suốt ngày mà vẫn mặt nặng mày nhẹ.
Đinh lớn lên thấy tiếp tục ở cùng anh chị không được bèn xin ra ở riêng. Vợ chồng Bính chia cho em trai một gian nhà gianh, vài đám ruộng xấu ở tít đồng xa, xong rồi Bính còn nói đi nói lại: “Bố mẹ chỉ để lại có cái xác nhà, của nả bây giờ là do chị mang về, chia cho mày thế là quá vớ bở”. Hắn nói tiếp: “Anh em kiến giả nhất phận, từ nay liệu mà làm ăn, lớn rồi thì cứ tự thân vận động. Chúng tao lo thế đã là hết sức rồi”.
Có ai thấu được cái cảnh trở thành kẻ nghèo nhất làng? Sân để cỏ mọc, vách thì gió mưa rời rã? Chiêm qua mùa tới đều chẳng đủ ăn, cái hòm thóc trống rỗng dưới chân nhiều khi củ giun cũng chẳng có! Thế mà Đinh vẫn cày thuê cuốc mướn quần quật quanh năm suốt tháng!
Hơn hai mươi tuổi anh chàng vẫn chưa lấy được vợ: có ma nào thèm đẻ ý đến thằng trên răng dưới…chân đất?
….
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật thông minh,ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người quái hình dị dạng và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động bình thường như con người.nó còn là chuyện từ ngày xưa chưa biết là có thật hay không.Truyện cổ tính thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công.