K hu chợ “đâm hông ngang xương” ấy, thể theo chương trình phát triển đô th ị nó hoàn toàn vi phạm luật pháp. Này nhé! Nó “mọc” trắng trợn trên những con đường không phải hải lộ, chưa phải đại lộ, dọc ngang từ đường Đoàn Thị Điểm, Trần Tế Xương, Tăng Bạt Hổ, Phạm Ngũ Lão, “mọc” trước “lỗ mũi” của bao người có trách nhiệm. Yên hùng tồn tại hàng chục năm với cái tên chợ chính thức hẳn hoi “Chợ Tăng Bạt Hổ”.
Mang ơn trên cho “mọc” ra cái chợ, tuy nó làm cản trở lưu thông, thành ổ chứa rác rưởi, tiếng ồn, nhưng nhờ nó, độ trăm hộ dân có cơm ăn ngày 2 bữa ( chưa kể trúng mánh, có xế nổ, nhà lầu như chơi). Và từ cái chợ Tăng Bạt Hổ đó, tôi kể bà con nghe chuyện một “siêu quậy” trưởng thành từ cái chợ với cuộc hành trình dài… bằng.
Chà chà! Khoan nói. Giờ phải kể từ đầu đến cuối mới được.
Là nh ư ri. Ở đường Đoàn Thị Điểm ( tức là chợ Tăng Bạt Hổ) có hai xóm nhỏ. Một xóm được gọi là xóm Chuối, một xóm có tên là xóm Hồ. Hai cái tên có từ thuở nào chẳng ai buồn tìm hiểu. Duy một điều ai cũng biết, hồ chưa giải phóng, hễ thanh niên đi tới xóm Hồ là thanh niên đàng hoàng, đi tới xóm Chuối là thanh niên không đàng hoàng.
Tại sao? Chà chà! Điều này thật tế nhị. Tóm lại, chắc bà con hiểu vì sao xóm Chuối toàn thanh niên đến lại bị gọi là không đàng hoàng.
Ty Ty ra đời bởi một thanh niên không đàng hoàng, không lưu lại tuổi tên. Mẹ nó định tống “nó” đi cho khoẻ bụng, ai dè…. giải phóng.
Th ế là cô gái “bán hoa” về ở với mẹ. Quen ngủ ngày thức đêm, quen ăn không quen làm, cô Lành với cái tên Mộng Hoa cứ ì ra ngồi nhà, đợi bà mẹ bán khoai lang đem tiền về nuôi chờ ngày sinh nở.
Ngày Ty Ty chào đời, mẹ nó từ giã cuộc đời (vì suốt 9 tháng nằm ườn ăn với ngủ). Bà Bốn Khoai, ngoại Ty Ty ẵm nó từ nhà thương về, gởi nhờ chị hàng xóm bú đỡ, tất tả thuê xe lam (nhờ tiền lối xóm, kẻ ít người nhiều gom cho) làm xe tang đưa ma con gái.
Ở đời, điều tốt khó học, thói xấu dễ theo, bà Bốn Khoai hiền lành, chất phác, tuy dốt nát nhưng nhân nghĩa hơn người. Cô Lành (tức Mộng Hoa) thì vừa dốt nát lại vừa hư hỏng. Có chút nhan sắc, muốn không làm cũng có ăn, nên con đường vào… xóm Chuối, Lành đi không chút do dự.
H ồi đó bà Bốn Khoai khóc lóc khuyên con dữ lắm, Lành một mực không nghe, rồi cái uất, cái tức khiến bà Bốn Khoai đánh Lành một trận. Thế là từ gái bao, gái dù con Lành biến thành gái làng chơi sau khi phán với bà mẹ một câu “xanh dờn”.
Th ế nhưng con Lành vác bụng về, bà lại ráng bán thêm vài ký khoai buổi chiều để con lành có chút bồi duỡng cái thai. Kết cuộc, nó ra đi trên bàn sinh, trả công lao nuôi dưỡng cho bà, để lại đưa con khóc chào đời ba tiếng rồi ngủ khì.
T ừ đó, bà Bốn Khoai làm mẹ lần thứ hai. Bán khoai ngày hai buổi, bà cột Ty Ty sau lưng. Ơn trời, con nhỏ trừ lúc đòi bú là gào lên dậy trời, còn thì chơi, ngủ tì tì, chẳng mè nheo bà ngoại gì ráo. Hồi mới giải phóng, bà Bốn Khoai làm gì mua nổi sữa cho Ty Ty bú. Nó bú toàn nước cháo gạo đổ thêm chút muối, đường, vậy mà cứ lớn tơi tới, căng tròn múp míp, dòm phát mê. Lại còn chơi, cười suốt ngày dù trên lưng bà ngoại hay trong cũi tre khi bà Bốn Khoai nấu chút cơm ăn tối.
Gi ải phóng về, tệ nạn xóm Chuối chấm hết, cả mấy quán dấm dúi xì ke cũng giải nghệ. Các “em” ở xóm Chuối đưa qua trường xây dựng cuộc sống mới, rồi đi lao động sản xuất. Xóm Chuối mọc lên những mái nhà công dân lương thiện nhưng bà Bốn Khoai cương quyết ở lại xóm Hồ dù mấy chục mét vuông đất ngày xưa của bà Uỷ Ban cho phép cất nhà.
Xóm H ồ có nhiều hẽm, con hẽm nhỏ nhất, sâu nhất có mái nhà ba miếng tôn là nhà bà Bốn Khoai. Ty Ty lớn lên từ mái tôn ấy, bằng mùi khoai luộc xen mùi khói ướt và từ lúc biết đi, Ty Ty đã cùng dậy với bà (lén thôi, nằm không rục rịch, bà ngoại tưởng Ty Ty ngủ, ai ngờ nó mở mắt láo liên xem trộm ngoại nhen lửa thế nào, bắc nồi lên bếp làm sao).
Ty Ty nổi tiếng ở xóm Hồ từ lúc 13 tháng, các bạn tin không? Không tin tôi kể cho nghe.
N ăm Ty Ty 13 tháng tuổi, bà ngoại cõng hết nổi. Chèn ơi! Ăn toàn bột mì, khoai lang, rau, năm thì mười hoạ mới có chút tanh của cá, rứa mà Ty Ty cứ phơn phởn lớn, nở nang, chân tay mình mẩy có khúc có ngấn, đi muốn lún xuống đất xóm Hồ. Bà Bốn Khoai bèn để Ty Ty ở nhà, dặn dò:
– Ty Ty! Nghe ngo ại dặn nè.
Nó đang “đớp” củ sắn chấm muối mè, nuốt vội, tròn xoe mắt, dạ thiệt to. Bà nói:
– Từ bữa ni, con giữ nhà, đừng cho ai vô. Ngoại bán xong về liền. Con nhỏ mới mười ba tháng tuổi, nói sõi như ranh:
– Cho Ty đi bán khoai.
– Ty giỏi. Bán xong, ngoại về luộc hột mít con ăn.
Nó có vẻ ngẫm nghĩ rồi dạ thật to. Có cho kẹo bà Bốn Khoai cũng không dè con cháu mười ba tháng tuổi biết ngẫm nghĩ. Vậy là bà để nó ở nhà, đi vòng quanh xóm bán xong, lần ra sân vận động Chi Lăng.