Nhân dịp sắp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, giử tặng các bạn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Đường tới Điện Biên Phủ
Nhân đây, không biết có ai hiểu tại sao mà sau khi Pháp thua tại Điện Biên Phủ thì lại đồng ý ký HĐ Geneve không nhỉ ?
Lúc đó ở đồng bằng, lực lượng của Pháp còn rất nhiều và mạnh, hơn nưa, ngay cả tướng Giáp cũng nói rằng, Việt Minh không thể tác chiến với chủ lực của Pháp ở đồng bằng được vì sẽ lâm vào thế bất lợi do không có không quan yểm trợ và cơ động thì không bằng !?!
Tôi đã băn khoăn về vấn đề này một thời gian mà chưa tìm được giải đáp
Trích dẫn :
NĂM năm chiến đấu trong vòng vây, từ ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến mùa Hè năm 1950, đã đưa dân tộc thoát khỏi hiểm họa mất nước lần thứ hai. Nếu như nhiều sử gia về chiến tranh Đông Dương có chung nhận định: từ đầu năm 1950, Pháp đã thất bại trong ý đồ tái chiếm Việt Nam bằng quân sự, thì đó chỉ là điều rút ra sau cuộc chiến. Giới cầm quyền Pháp lúc này chưa hề cảm thấy đã tới lúc đạo quân xâm lược phải cuốn gói ra đi. Tháng 7 năm 1949, Rơ ve (Revers), Tổng tham mưa trưởng quân đội Pháp, báo cáo với chính phủ những khó khăn mà quân viễn chinh sẽ phải đương đầu khi Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống biên giới Việt – Trung.
Nhưng Rơ ve vẫn tin có thể cứu vãn tình hình bằng cách rút bỏ Cao Bằng và Đông Khê, thu hẹp hành lang Đông Tây, rút ngán những đường nội tuyến để bảo vệ vững chắc đồng bằng Bắc Bộ, và đưa chiến tranh Đông Dương vào chiến lược của Mỹ.
Cácpăngchiê (Carpentier), Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương cho rằng việc rút khỏi Cao Bằng và Đông Khê là không cần thiết, bộ đội Việt Minh dù có thêm vũ khí mới của phe Cộng sản cũng chưa trở thành đe dọa với những tiền đồn vững chắc như Cao Bằng. Alétxăngđri (Alessandri), chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ, còn dự tính cả một cuộc tiến công Việt Bắc với quy mô và phương tiện lớn hơn cuộc tiến công mùa Đông năm 1947. Từ Đờ Lát (Jean De Lattre de Tassigny) tới Na va (Hen ri Navarre), đều nung nấu quyết tâm tìm một trận đánh quyết định với chủ lực ta. Tất cả những người chỉ huy quân viễn chinh không bao giờ có ý nghĩ là sẽ thua trong cuộc chiến tranh này.
VỀ phía chúng ta, niềm tin vào thắng lợi cuối cùng đã hoàn toàn củng cố, nhưng thung đường phía trước vẫn còn rất dài và lắm chông gai. Tuy nhiên, từ đây những biến cố lớn trên chiến trường bạt đâu diễn ra dồn dập hơn. Việt Bắc bước vào mùa Hè năm 1950 trong không khi khẩn trương. Sau khi đánh chiếm những tỉnh đồng bằng và trung du, quân Pháp đã áp sát cửa ngõ tỉnh Thái Nguyên ở hướng đông – nam. Tiếng bom đạn từ Vĩnh Yên, Phúc Yên vọng về. Những chiếc Spire, Kinh Cobra lồng lộn trên bầu trời như tức giận vì những con đường phá hoại ở khu căn cứ đang được sửa chữa lại. Máy bay trinh sát bay thấp dọc theo rặng núi Hồng, nơi có nhiều cơ quan của Trung ương. Một vùng chu vi khoảng 10 kilômét vuông ở tỉnh Tuyên Quang bị địch ném hàng trăm trái bom và bắn phá liền trong một giờ. Thỉnh thoảng lại có tin đồn địch đã chiếm Tam Đảo, tiến xuống Khuôn Chu, hay tiến lên Tuyên Quang. Đồng chí Lên Phighe (Léo Figuères), ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, tới Việt Bắc vào trung tuần tháng Năm đã khuyên ta đề phòng một cuộc tiến công đại quy mô của quân Pháp nhâm vào khu căn cứ.
Vào những mùa hè khác, bộ đội thường đầy ắp khu căn cứ, vì đây là thời gian luyện quân. Nhưng năm nay, phần lớn các đơn vị chủ lực của Bộ đang chiến đấu tại các chiến trường Trung Du, Bâc Bắc, trên đường số 4, một số đơn vị sang Trung Quốc nhận trang bị mới. Sự vắng mặt của đại đoàn 808 sẽ là khó khăn nếu địch mở cuộc tiến công lớn vào khu căn cứ. Nhưng mọi người vẫn bình tĩnh vì đã có kinh nghiệm đối phó với địch trong chiến dịch Việt Bắc. Các cơ quan đều triệt để quân sự hóa và thường xuyên di chuyển địa điểm. Lực lượng vũ trang còn lại ở khu căn cứ chuẩn bị sấn sàng chiến đấu cầm chân quân địch, bảo đảm cho bộ đội yên tâm tác chiến trên chiến trường chính.
Điều gây căng thẳng lúc này lại là khó khăn gay gắt về mặt lương thực. Những tỉnh miền núi ít đất trồng trọt, dán cư thưa thớt. Từ ngày kháng chiến phải đón nhận nhiều cơ quan trung ương và đồng bào từ miền xuôi tản cư lên. Bộ đội tập trung vệ Việt Bắc mỗi năm càng đông. Địch chiếm đóng các tỉnh trưng du dồn thêm lên Việt Bắc một số đồng bào chạy giặc. Cư dân miền núi vốn không đông lại phải tham gia mọicông tác chính quyền, đoàn thể, đi bộ đội đi dân công làm đường, phục vụ chiến dịch. Số người không sản xuất nông nghiệp quá nhiều. Những lương thực, thực phẩm chính là gạo, muối phải trông cậy vào miền xuôi Địch biết rõ điều này. Từ giữa năm 1949, chúng đẩy mạnh bao vây chặt chẽ ta về kinh tế, lương thực, đặc biệt là gạo và muôi. Chúng thực hiện chính sách đốt sạch, phá sạch trong những cuộc càn, dùng máy bay đánh phá những đập nước, pháo binh, xe lội nước cản trở việc sản xuất lương thực. Trong năm 1949, giá gạo bật đầu tăng vọt. ở Thái Nguyên, đầu năm giá 1 kilôgam gạo là 4,3 đồng, giữa năm tăng lên 14,2 đồng, cuối năm lên 22 đồng. Tiền sinh hoạt phí của bộ đội chỉ đủ mua 7 – 8 kilôgam gạo. Đến mùa hè này thì hầu như có tiền cũng không mua được gạo ! Cán bộ từ các tỉnh lên làm việc với cơ quan trung ương phải mang gạo theo, hoặc là mang thuốc lào, vải vóc để có thể đổi lấy gạo. Đồng tiền Việt Nam mất giá rất nhanh. Một quả chuối, giá 15 đồng, một quả dứa, 60 đồng? Nhìn bữa ăn của bộ đội, cán bộ, thật đau lòng. Tuy vậy, trong mùa Hè năm 1950, tình hình các chiến trường nhìn chung vẫn yên tĩnh. .
Quân viễn chinh Pháp đã mở phạm vi chiếm đóng ra phần lớn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, đồng bầng Bắc Bộ.