Giới thiệu nội dung cuốn sách “Sổ Tay Hàng Hải Tập 1” của tác giả Tiếu Văn Kinh:
“Sổ tay hàng hải“, được biên soạn chủ yếu căn cứ yêu cầu Chương trình mẫu (Model Courese), theo STCW của IMO cho cấp quản lý và cấp vận hành ngành boong, tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu được xuất bản trong và ngoài nước.
Ngành Hàng Hải đã có những bước phát triển vượt bậc, hàng loạt những kiến thức mới, những yêu cầu mới về an toàn, an ninh Hàng Hải và bảo vệ môi trường biển đã cao hơn rất nhiều. Những phát hiện mới về quy luật hoạt động của đại dương và những kết cấu con tàu, những phương thức vận tải biển mới đã ra đời; Những điều luật mới, công ước mới được các tổ chức Hàng Hải Quốc tế và Việt Nam ban hành. Đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã làm thay đổi phương thức thông tin và trang thiết bị Hàng Hải truyền thống trên tàu.
Là một trong những người mang hết sức lực hướng trọn đời mình cho hoạt động của ngành Hàng Hải nước nhà, tác giả luôn băn khoăn, luôn trăn trở và mong ước có một tập sách đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất để phục vụ cho nghề đi biển. Cuốn “Sổ tay Hàng Hải” được bổ sung hàng loạt những kiến thức mới, những cập nhất mới nhất của ngành Hàng Hải Quốc tế và Việt Nam. Đây thật sự là một công trình khoa học lớn.
Cuốn sách là một tập tài liệu thiết thực cho các cấp quản lý và cấp vận hành ngành boong, các kĩ sư, các thuyền viên và sinh viên ngành Hàng Hải.
Tập 1 bao gồm
Mục lục:
- Lời nói đầu
- Phần I: Hàng Hải cơ bản
- Chương 1: Trái đất, toạ độ, phương vị và khoảng cách
- Chương 2: Hàng Hải suy tính và xác định vị trí
- Chương 3: Thiên văn Hàng Hải
- Chương 4: Khí tượng Hàng Hải
- Chương 5: Thuỷ văn Hàng Hải
- Phần II: Ấn phẩm Hàng Hải, hải trình, tiêu hàng hải
- Chương 6: Ấn phẩm hàng hải
- Chương 7: Hải đồ, hiệu chỉnh hải đồ và ấn phẩm hàng hải
- Chương 8: Tiêu hàng hải
- Chương 9: Các tuyến hàng hải và lập hải trình
- Phần III: Mã hiệu Quốc tế và quy tắc tránh va và trực ca
- Chương 10: Mã hiệu quốc tế
- Chương 11: Chấp hành quy tắc phòng ngừa tàu thuyền đâm va trên biển
- Chương 12: Tổ chức buồng lái và trực ca hàng hải
- Phần IV: Thiết bị thông tin và thiết bị hàng hải
- Chương 13: Hệ thống cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu
- Chương 14: Hệ thống nhận dạng tự động AIS
- Chương 15: La bàn từ
- Chương 16: La bàn con quay
- Chương 17: Máy đo sâu hồi âm
- Chương 18: Tốc độ kế
- Chương 19: Radar hàng hải
- Chương 20: Thiết bị đồ giải radar tự động – Arpa
- Chương 21: Hải đồ điện tử
- Chương 22: Hệ thống định vị toàn cầu – GPS
- Chương 23: Hệ thống định vị tầm xa Loran-C
- Chương 24: Hệ thống định vị Decca
- Phụ lục 1: Chuyển đổi các loại đơn vị
- Phụ lục 2: Tóm tắt dây, nút và ứng dụng
- Phụ lục 3: Nội dung kiểm tra của PSC và danh mục kiểm tra theo yêu cầu cơ bản của USCG khi tàu ghé các cảng Mỹ
- Phụ lục 4: Bảng ABC