Phương pháp nuôi trâu thịt sữa

Phương pháp nuôi trâu thịt sữa

Giới Thiệu Phương pháp nuôi trâu thịt sữa

Từ mười lăm năm trở về trước, số lượng trâu nuôi ít ra cũng ngang ngửa với số lượng bò. Vì trâu có sức cày sức kéo mạnh hơn bò, hơn nữa trâu lại dễ nuôi và dễ chăm sóc. Nhưng thời gian sau này, số lượng trâu nuôi ở nhiều nơi khắp cả nước bị sụt giảm dần, một phần do máy cày đã đảm nhiệm sức kéo của trâu trên khắp ruộng đồng.

Trong cả ba miền Bắc, Trung, Nam thì miền Bắc nuôi nhiều trâu hơn cả, tập trung nhiều ở miền núi và miền trung du. Kế đó là phía Bắc của miền Trung. Còn các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long tuy đất đai rộng rãi dành cho trồng trọt, số lượng trâu nuôi cũng không nhiều… Nói chung, khắp cả nước từ duyên hải miền Trung, đến vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ nơi nào cũng nuôi trâu, nhưng số lượng không nhiều.

Trước đây, nông dân mình nuôi trâu mục đích chính là dùng vào việc cày bừa ở ruộng cạn lẫn ruộng sâu nước ngập, tức những vùng có đất thịt nặng. Còn bò chỉ cày bừa ở ruộng cạn, thứ đất pha cát, vì như vậy mới hợp với sức của bỏ. Ở vùng rừng núi, trâu còn dùng vào việc kéo xe chở súc (gỗ)…

Con trâu một thời được coi là tài sản đáng giá của một gia đình, vì trâu đắt giá hơn bỏ. Xưa, nhà nào có một bầy trâu năm, mười con, đã được bà con chung quanh đánh giá là nhà giàu có. Vì vậy, có người không ruộng cày, nhưng cũng nuôi trâu đàn, vì dễ… làm giàu. Dân gian có câu: “Muốn làm giàu nuôi trâu cái, muốn lụn bại nuôi bồ câu”. Mà với nhà nông xưa, cách thức để mong làm giàu là chỉ biết trông cậy vào mùa màng và chăn nuôi gia súc gia cầm mà thôi. Mùa màng trúng hay thất là còn tùy thuộc vào thời tiết có “mưa thuận gió hòa” hay không, còn nếu có chút vốn để nuôi trâu là coi như cách làm giàu dễ nhất.

Trâu cái có chữa khoảng 11 tháng mới sinh con (trong khi bò chỉ chữa có 9 tháng 10 ngày), và do ăn uống không được no đủ bổ dưỡng nên trung bình khoảng một năm rưỡi trâu mới đẻ một nghé con. Tuy đẻ chậm, nhưng một trâu nghé ra đời đã đem lại cho chủ nuôi một nguồn lợi lớn. Hơn nữa, trâu mẹ trong suốt thời gian mang thai vẫn đủ sức cày cấy như thường, chủ nuôi không bị một thiệt hại gì cả. Do đó, trong chuồng nuôi độ năm bảy trâu cái, khoảng năm sáu năm sau đã có một bầy đàn đông đảo vài ba chục con lớn nhỏ rồi. Đây là một gia tài lớn không phải ít. Trong khi đó, chim bồ câu được tiếng đẻ sai, nhưng ông bà mình lại chê không nuôi vì sợ… cụt vốn.

Bồ câu là giống đẻ sai – mỗi tháng một lửa, và đẻ liên tục trong ba bốn năm liền, nên nuôi rất có lợi. Thế nhưng, nuôi theo cách của ông bà mình xưa là nuôi thả nên dễ cụt vốn cũng phải. Giống chim bồ câu vừa thích ở chuồng đẹp, sạch sẽ lại thích được ăn no, nên nuôi thả mà chuồng nhà mình không đẹp, hôi hám, có nhiều rận mạt thì chúng sẵn sàng bỏ chuồng mà đi qua chuồng hàng xóm ở là chuyện không thể tránh được. Dân gian mình có câu: “Thóc đâu bồ câu đấy”, nếu nuôi bồ câu mà tới bữa không cho ăn dặm thêm thì thế nào nó cũng tìm nơi có ăn mà tụ về, sẵn sàng bỏ chuồng cũ mà đi,

Ngày nay, người ta nuôi bồ câu bằng chuồng, bằng trại đông đảo hàng ngàn, hàng vạn cặp, đẩy nghề chăn nuôi này lên công nghiệp hóa như tại Úc, Canada, Đức, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Singapore, Malaysia… để làm giàu, và họ có giàu thật sự, vì nuôi nhốt trong chuồng thì đâu mất mát con nào.

Nuôi trâu, người xưa còn đề cao việc sinh lợi từ trâu cái mang lại qua câu: “Ruộng sâu trâu cái”, hoặc câu: “Ruộng sâu trâu cái không bằng sinh gái đầu lòng”.

Ruộng sâu do có nước quanh năm nên mỗi năm trồng được hai mùa lúa: vụ tháng năm là vụ chiêm và vụ tháng mười là vụ mùa. Trong khi ruộng cạn chỉ cấy được mùa tháng năm mà thôi (những tháng còn lại chỉ tria bắp đậu, khoai sắn…). Đó là cách trồng lúa của ông bà mình ngày xưa. Trâu cái, như trên đã nói, đẻ ba năm hai lứa; nếu trâu mẹ chửa lứa thứ ba thì con nghé cái đầu lòng của nó cũng đã cấn chứa lửa sơ rồi. Còn việc sinh con gái đầu lòng, lúc cô bé lên chín, lên mười đã biết giúp mẹ giữ em, quét tước nhà cửa, hoặc vo gạo nấu cơm… Trong khi đó con trai đầu lòng ở tuổi này nhiều cậu vẫn còn ham chơi, cha mẹ đâu cậy nhờ việc gì được…

Ngày nay, dù con trâu mất lợi thế trong việc cày bừa, nhưng nuôi trâu thịt cũng đem lại cho ta một nguồn lợi lớn. Do trâu vừa dễ nuôi, vừa mau tăng trọng, thịt trâu lại ngon bổ nên càng ngày càng có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Có điều đáng lo là hiện nay, số lượng trâu trong nước càng ngày càng ít nên các thương lái phải mua trâu từ các nước láng giềng để đáp ứng cho thị trường trong nước, do đó giá trâu đã nhích dần lên. Nuôi trâu thịt lúc này rất có lợi.

Những vùng có lợi thế nuôi trâu với bày đàn lớn như vừa kể trên, nên phát triển ngành nghề chăn nuôi này mạnh hơn nữa, vì đây là nghề… dễ làm giàu không thua kém gì những ngành nghề chăn nuôi khác.

Đọc Online Phương pháp nuôi trâu thịt sữa

Đọc Onine

Download Ebook Phương pháp nuôi trâu thịt sữa

Exit mobile version