Giới Thiệu Phương pháp nuôi cá La Hán
Khoảng cuối năm 2001 trở lại đây, trong giới nghệ nhân nuôi và kinh doanh cá kiểng tại nước ta, đã rộ lên phong trào nuôi cá La hán (Flower Horn Fish), âm theo tiếng Hoa gọi là Hoa la hán (Hua Lorhan), một giống cả kiêng khá đẹp và lạ mắt, có nguồn gốc từ loài Cichlids ở châu Mỹ. Mấy năm nay, đi đầu cũng nghe nhiều người bàn tán về giống cá kiểng mới được nhập về này. Nhiều người mới vào nghề cho đây là một “hiện tượng” lạ. Nhưng, đối với những người sống trong nghề nuôi cá lâu năm như chúng tôi thì đây là việc thường thấy, nhưng dù sao cũng được coi là chuyện đáng mừng, vì trước hết đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người nuôi: muốn được nuôi những giống cả đẹp nổi tiếng trên thế giới.
Thì đó, điểm lại thời gian nửa thế kỷ qua, tỉnh từ thời điểm người Việt mình bắt đầu bắt tay vào việc “khởi nghiệp”, kinh doanh cá kiểng đến nay, (trước năm 1955 nghề này tại nước ta do người Hoa độc quyền khai thác), thì số người đến với thủ nuôi cá kiếng càng ngày càng đông, và họ cũng đã được nhiều phen hàm hô chạy theo phong trào săn tìm những giống cá lạ để nuôi:
+ Như vào thời điểm trước và sau năm 1955, con cá Tàu ba đuôi, còn gọi là cá vàng (Carassius Auratus) được “lên ngôi”, vì gần như nhà nào thời đó cũng nuôi một vài cặp trong cái hồ kiếng nhỏ để làm cảnh. Cũng từ năm này, các loại hồ kiếng nuôi cá cảnh mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Nhưng, chỉ là những hồ có dung tích nhỏ chứa vài lít đến năm sáu lít nước mà thôi. Càng về sau, dân chơi cá kiểng chê con cá Tàu ba đuôi để chạy theo các giống cá Tàu cao cấp khác được nhập về như các giống Thủy bao nhãn, Hác mẫu đơn, Ngưỡng thiên, Sư tử hi cầu, Hạc đình hồng, Đuôi voan.
+ Như vào thời điểm đầu thập niên 60 của thế kỷ thứ 20 vừa qua, sự ngưỡng mộ của người trong nghề lại hướng về con cá Ông tiên, còn có tên là cả Thần tiên (Pteroophyllum Scalare) cũng thuộc loài Cichlids với cả La hán mới được nhập về. Thời gian đầu do hiểm nên giống cả kiểng nhỏ con mà dáng điệu khoan thai, mềm mại này có giá bán khá cao, nhưng thiên hạ vẫn tranh nhau mua. Về sau, do cả sinh sản được trong nước nên giá bán mới hạ dần xuống –
+ Sang những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, giới nuôi cá kiểng lại chuyển hướng qua nuôi cá Dĩa (Symphysondon Discus) xuất xứ tại Amazone Brasil (Nam Mỹ). Có thể nói mà không sợ lầm là phong trào nuôi cá Dĩa xảy ra trước đây trên 30 năm còn rầm rộ hơn cả phong trào đua nhau nuôi cá La hán ngày nay. Sở dĩ có chuyện này là tuy giống cá Dĩa được nhập về trước đó cả chục năm, nhưng do giả cả quả cao, đến mấy lượng vàng một cặp nên chỉ có số ít người giàu có thời đỏ mới có khả năng với tới. Do người mua ít nên lúc đầu cả chỉ được nhập về một vài đợt rồi thôi. Vì lẽ đó, suốt cả chục năm dài, ngay nhiều người sống với nghề kinh doanh cá kiểng lâu năm cũng chỉ được nghe đồn chữ ít ai được tận mắt trông thấy hình thù con cá Dĩa ra sao! Sau năm 1975, cá Dĩa mới được cho sinh sản thành công, và từ đó mới được bày bán đại trà với giá cả ai cũng chấp nhận được. Thế là phong trào nuôi cá Dĩa mới có cơ hội trỗi dậy, và người chơi được tha hồ chọn giống để nuôi: nào cá Dĩa xanh lá cây, cá Dĩa lam, cả Dĩa đỏ, cả Dĩa nâu.
Phong trào nuôi cá Dĩa vừa xẹp xuống thì đến lượt con cá Rồng châu Mỹ, châu Úc lên ngôi. Nào là Hắc đới, Ngân đới, Trân châu, Trân châu đốm.
Và, thời gian mấy năm gần đây, từ những năm đầu thế kỷ thứ 21 này, giới nuôi cá cảnh nước ta lại hoan hỉ đón nhận một giống cá cảnh mới lạ và đẹp mà trước đây non mười năm đã từng gây “cơn sốt” trong làng cá cảnh của các nước vùng Đông Nam Á, đó là cá Hoa là hãn
Phong trào nuôi cả La hán tại nước ta cũng mạnh mẽ như thời mới nhập về con cá Dĩa trước đây ba bốn mươi năm! Đến nỗi đi đâu cũng nghe người trong giới bàn tán xôn xao về mọi điều, mọi chuyện có liên quan xa gần đến cả La hán: niềm hưng phấn, lạc quan cũng nhiều, mà sự dè dặt, thận trọng cũng lắm…