Kỹ thuật nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Kỹ thuật nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Giới Thiệu Kỹ thuật nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Chăn nuôi vịt rất phổ biến ở miền Nam nước ta nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, nghề chăn nuôi này đã tận dụng được nhiều thức ăn thiên nhiên để sản xuất ra thịt, trứng, lông, cung cấp cho nhân dân và xuất khẩu. Đồng thời – đó là một ngành chăn nuôi phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật | ít mà vẫn thu lãi nhanh và có năng suất lao động cao.

Trong các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) vịt là giống tương đối lớn nhanh nhất. Người ta đã so sánh rằng : muốn tăng trọng lượng sơ sinh lên 40 lần, gà phải nuôi 120 ngày, ngan, ngỗng 80 ngày, nhưng vịt chỉ cần 60 ngày. Như vậy nuôi vịt thường là nhanh được ăn thịt, có nhiều trứng lại có sản phẩm lông để xuất khẩu. Mỗi con vịt cho khoảng 40- 50g lông, nhờ đó nếu tận dụng được lông của 40 con vịt thì có thể làm được một cái chăn có sức ấm gấp hai lần chăn bông nặng 4 kg (tuy chăn lông vịt chỉ nhẹ 2 kg) hoặc lông của 20 con vịt làm được một áo ấm hơn áo bông.

Nuôi vịt thịt nếu là chăn thả từ sơ sinh đến 60 – 75 ngày tuổi (lúc giết thịt) thì chỉ đầu tư từ 0,5 – 0,9 kg thóc để gột vịt ở giai đoạn từ 1 đến 20 ngày tuổi, còn lại 40 – 55 ngày tuổi chủ yếu là chăn thả ngoài đồng để tận dụng thóc lúa rơi rụng. Nói chung người ta thu được ở mỗi con vịt từ 1 – 1,1 kg thịt, nếu nuôi vịt tàu (vịt đàn), từ 1,6 – 1,8 kg thịt, nếu nuôi vịt bầu, từ 1,8 – 2 kg thịt, nếu nuôi vịt lai kinh tế (vịt Bắc kinh hoặc Anh đào lai với vịt đàn hoặc vịt bầu) từ 2,2 – 2,4 kg thịt, nếu nuôi vịt Bắc kinh hoặc vịt Anh đào.

Đối với ở vùng hai vụ lúa, nếu biết kết hợp nuôi vịt chăn thả đúng lúc, đúng cách, hợp lý : (vịt với lúa) thì hai ngành sản xuất đó sẽ hỗ trợ cho nhau rất thuận lợi và thu được hiệu quả kinh tế cao. Mỗi vụ người ta có thể chăn thả vịt vào ruộng lúa sau khi gặt (lúc cày bừa) để tận dụng thóc rơi vãi và các loại thủy sinh. Tiếp theo sau khi cấy lúa được khoảng 1 tháng khi cây đã bén rễ (lúa con gái) đến khi lúa đúng cái (bắt đầu có đồng) thì mới ngừng thả vịt. Trong thời gian này, đàn vịt chặn thả trên đồng ruộng tìm ăn thức ăn thủy sinh có tác dụng như làm cỏ sục bùn cho lúa và trừ bọ rầy đồng thời chúng còn thải phân ra bón cho lúa làm tăng sản lượng lúa lên rõ rệt.

Ở miền Nam diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, mương máng, kênh, rạch rất lớn có thể sử dụng vừa thả cá vừa kết hợp nuôi vịt rất thuận tiện. Vịt sống trên mặt nước thường tăng trọng nhanh và có chất lượng thịt tốt. Nhờ có phân vịt mà các loại phù du động vật và thực vật đều phát triển mạnh và làm mồi cho các loại cá. Nếu nuôi vịt kết hợp với thả cá thì sản lượng cá trên một hecta diện tích mặt nước sẽ tăng lên….

Đọc Online Kỹ thuật nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đọc Onine

Download Ebook Kỹ thuật nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Exit mobile version