Có một khởi nguồn sâu xa, văn hóa thuật số chứa đầy sắc thái thần bí luôn luôn là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa truyền thống phương Đông. Trong lịch sử, nền văn hóa này từng chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nó sở hữu một nội hàm vô cùng sâu rộng, lớn thì bao trùm cả vũ trụ trời đất, mà nhỏ thi đến từ nhành cây ngọn cỏ; trên thì đến việc trị quốc an dân, dưới thì đến đời sống của dân chúng.
Thuật số hay còn gọi là số thuật, là học thuật sử dụng phương thức tư duy và hệ thống ký hiệu (âm dương, ngũ hành, Bát quái, cửu cung, thiên can, địa chỉ) để tìm hiểu tự nhiên, xét theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên như thiên văn, lịch pháp, địa lý, y học, toán học; xét theo nghĩa hẹp, chủ yếu là các phương pháp dự đoán cát hung, với các lĩnh vực dự trắc học như quẻ lý, địa lý, mệnh lý, tướng số.
Thuật số là khởi nguồn của triết học cổ đại Trung Quốc, lấy quan hệ sinh khắc chế hóa của Bát quái, âm dương, ngũ hành trong “Kinh Dịch” làm lý luận chủ yếu, để suy đoán về sự cát hung tốt xấu của tự nhiên, xã hội và việc người, là một dòng chủ lưu của phạm trù nghiên cứu “Chu Dịch”, sở hữu các nguyên lý rất mực uyên thâm, với ý nghĩa rộng lớn tinh túy. Song phát triển qua suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay, nó đã bị khoác lên mình một lớp vỏ thần bí khó hiểu, thậm chí bị quy về phạm trù mê tín dị đoan. Thế nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, nó đã có một sức sống bền bỉ xuyên suốt xưa nay, hơn nữa từ xưa đến nay, người nghiên cứu thuật số rất nhiều, mặc dù ngày nay khoa học phát triển, nhưng vẫn không thể dùng phương pháp khoa học để thay thế được nó. Thậm chí rất khó có thể dùng phương pháp khoa học để phê phán nó, hoặc giải thích nó một cách hợp lý. Nếu đánh đồng tất cả mọi kiến thức thuật số với mẻ tín phong kiến, lạc hậu dị đoan một cách võ đoán và giản đơn, mà lại không đưa ra được căn cứ lý luận nào, sẽ khó mà khiến cho người ta tin phục. Bởi vậy, trước hết, cần phải có nhận thức đúng đắn đối với thuật số.
Hiện nay, xã hội loài người đã bước vào thời đại thông tin, máy tính đã trở thành một công cụ gắn liền với hầu hết các hoạt động quan trọng của đời sống xã hội. Song rất ít người biết rằng, nhà bác học Đức Gottfried Wilhelm Leibniz đã căn cứ vào thuật số cổ xưa của Trung Quốc, căn cứ vào phương pháp tính toán trong “Chu Dịch” mà phát minh ra hệ nhị phân, chính là phương pháp tính toán cơ bản nhất của máy tính.
Trời người hợp nhất, âm dương hài hòa, con người hài hòa với tự nhiên, đây chính là nội dung trung tâm của lý luận thuật số. Đặc biệt, nội dung này được phát huy một cách tối đa trên lĩnh vực phong thủy học của thuật số. Phong thủy chính là sản vật của tư tưởng triết học lấy thiên nhân hợp nhất, âm dương điều hòa làm trung tâm, ứng dụng vào việc lựa chọn môi trường sống tốt đẹp, được kết tinh từ những kinh nghiệm được tích lũy trong thực tiễn lâu dài hàng mấy nghìn năm. Thuật số ứng dụng vào cuộc sống của con người, có thể đem lại tác dụng đón cát tránh hung, trong một số điều kiện đặc thù nào đó còn có thể đạt đến độ chuẩn xác đáng kinh ngạc. Thuật số là một môn học ứng dụng, một môn học kinh nghiệm, xuất phát từ kinh nghiệm, áp dụng trong thực tiễn, phát huy được vai trò đặc biệt, ở một số phương diện nào đó thậm chí là không thể thay thế và vượt qua. Nó có tác dụng biến đổi tự nhiên, cải tạo môi trường, để cuộc sống và sức khỏe trở nên tốt đẹp hơn. Và như vậy, nó đã tìm kiếm và khám phá những lĩnh vực còn bỏ ngỏ mà khoa học chưa thể làm sáng tỏ.
Thuật số bắt nguồn từ “Kinh Dịch”, là sự phát triển và ứng dụng của “Kinh Dịch”, mà “Kinh Dịch” là cội nguồn của văn hóa Trung Hoa, là kết tinh trí tuệ của người xưa. Mọi người đều biết rằng chữ “Dịch” trong “Kinh Dịch” bao gồm ba lớp ý nghĩa là “giản dị, biến đổi, không biến đổi”. “Giản dị” không có nghĩa là đơn giản, mà có nghĩa là đem những sự biến hóa phức tạp nhất trong vũ trụ quy nạp thành những phương thức mô tả giản dị nhất. “Biến đổi” có nghĩa là vạn vật không có gì là nhất thành bất biến, mà quy luật biến hóa của nó chính là những bí mật của Bát quái chỉ ra. “Không biến đổi” có nghĩa là đằng sau sự biến hóa này vẫn có một thứ không biến đổi, người xưa thường gọi đó là “đạo”. Ba tầng ý nghĩa này đã nêu lên được nguyên lý biến hóa của tất cả mọi sự vật hiện tượng, vận mệnh của con người đương nhiên cũng là một trong số đó. Nội dung trên chính là phần tinh túy của văn hóa thuật số truyền thống, hoàn toàn không có gì huyền diệu bí hiểm hay mê tín dị đoan.
Chúng tôi khẳng định vai trò tích cực của thuật số trong quá trình tồn tại và phát triển của loài người, nhưng cũng không khuếch đại quá mức vai trò của thuật số. Trong thời điểm hiện tại, văn hóa truyền thống ngày càng lép vế, còn thuật số với tư cách là một một học vẫn còn nhiều tranh cãi lại càng nhận về nhiều chỉ trích. Nhưng như trên đã nói, thuật số là một học vấn kết tinh tri tuệ thực tiễn của người xưa, không thể phủ nhận hoàn toàn, cần phải dùng tư duy biện chứng để gạn đục khơi trong, phát huy những nội dung tích cực của văn hóa thuật số truyền thống trong thời đại mới, khiến đời sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn. Cái tồn tại chính là cái hợp lý, văn hóa thuật số có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nên chắc chắn cũng có nguyên do hợp lý. Cần phải tìm kiếm từ trong đó những kinh nghiệm mà tổ tiên để lại, gạn lọc ra những quy luật thích hợp với cuộc sống hiện đại, dùng phương pháp chính xác để đem lại những chỉ dẫn cụ thể, như thế mới có thể đưa trí tuệ của văn hóa thuật số hài hòa với cuộc sống của chúng ta.
Bởi vậy, trong thời điểm hiện nay, công tác chỉnh lý và bảo tồn những trước tác tinh hoa của thuật số truyền thống đã trở nên cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu này, dựa trên những quan điểm ở trên, chúng tôi đã tập trung biên soạn nhiều trước tác thuật số quyền uy trong lịch sử, nhằm đem lại cho chúng một diện mạo khoa học mới, nhằm giới thiệu với các độc giả và nhà nghiên cứu hiện đại.
Trong các trước tác thuật số hiện tồn, có thể nói rằng “Kham dự mạn hứng” của Quốc sư triều Minh Lưu Bá Ôn là một trước tác rất mực quyền uy. Mức độ quyền uy của nó được tạo thành bởi địa vị của bản thân tác giả Lưu Bá Ôn và địa vị của chính trước tác trong lịch sử phát triển của thuật số và phong thủy học. Lưu Bá Ôn là một nhân vật lịch sử lừng lẫy một thời. Ông sống vào giai đoạn cuối Nguyên đầu Minh, là một nhà quân sự, một chính trị gia, một tác gia kiệt xuất, từng phò tá hoàng đế khai quốc triều Minh là Chu Nguyên Chương hoàn thành để nghiệp. Ông còn nổi danh là một nhà phong thủy tài giỏi, “Kham dư mạn hứng” là trước tác nổi tiếng nhất của ông. Cuốn sách chia làm ba quyền, nội dung ngắn gọn súc tích, phân chia đề mục rõ ràng, chủ yếu nói về hình thể núi sông, hầu như không bàn đến các lý thuyết Lý khi như cửu tinh, Bát quái, tứ tượng, có khả năng ứng dụng rất cao, là một trước tác rất quan trọng của phong thủy Hình thế. Không sa đà vào lý thuyết rườm rà, toàn bộ trước tác chỉ tập trung vào phân tích hình núi thế đất trong thực tế, cuốn sách chính là sự kết tinh những kinh nghiệm thực tế của người xưa, chứng tỏ được đặc trưng nổi bật của phong thủy học đúng nghĩa.
Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ giới thiệu nguyên văn cuốn “Kham dự mạn hứng” kèm thêm những lời bình, lời phân tích của những nhà phong thủy học nổi tiếng trong lịch sử, hy vọng có thể mang lại cho độc giả những nhận thức mới mẻ về một học vấn phong thủy đầy tính hiện thực và sống động. Nhưng do mức độ uyên thâm của tác phẩm, cộng với sự hạn chế về thời gian và trình độ, nên khó tránh khỏi nhiều bất cập, kính mong quý vị độc giả lượng thứ và đóng góp ý kiến quý báu.