Cuốn sách “Hoàng đế nội kinh tố vấn” (toàn tập) là một trong những cuốn Đông Y kinh điển, và là trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhất đến các triết lý đông y, nó sánh ngang với bộ 4 kiệt tác đó là: Chu dịch, Mai hoa dịch và Đạo đức kinh.
Từ xưa, các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước, Y Doãn, Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh… đều coi đây là cuốn sách gối đầu giường, hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu, chẩn trị, bổ, tả, liệu dược bệnh nhân và truyền dạy cho môn sinh đệ tử.
Tiểu dẫn:
TỐ VẤN là một bộ sách do vua HOÀNG ĐẾ cùng với những vị bầy tôi là KỲ-BÁ, QUỶ-DU-KHU, BÁ-CAO, THIẾU-SƯ, THIẾU-DU, LÔI-CÔNG, lúc bình nhật cùng vấn đáp mà biên tập nên.
Sách bản kỷ có chép : “HOÀNG ĐẾ hỏi KỲ-BÁ mà làm thành NỘI-KINH ”. chính là bộ này. Nhưng xét trong sách này, phần nhiều là lời nói của KỲ-BÁ cho nên trong BẢN-KỶ không chép đến tên của bầy tôi khác.
Lại xét ngoài 81 thiên của bộ TỐ VẤN, lại còn 81 thiên của bộ LINH KHU …… giờ nhận thấy trong TỐ VẤN có những câu dẫn “kinh nói rằng : …vv….” đều là lời ở trong LINH-KHU thời đủ biết rằng : bộ LINH-KHU thời soạn trước, mà TỐ-VẤN soạn sau.
Trong TỐ-VẤN chỉ lấy danh hiệu Thiên-Sư-Phu-Tử để tôn xưng KỲ-BÁ … còn QUỶ-DU-KHU với các bầy tôi khác thời không thấy gọi ai như vậy. Đến như LÔI-CÔNG thời lại tự xưng là Tiểu Tử, Tế Tử , mà HOÀNG-ĐẾ cũng có khi ban lời dạy bảo.
HOÀNG ĐẾ (2) hỏi Thiên Sư (3)rằng :
– Trẩm nghe người đời Thượng cổ đều sống tới 100 tuổi mà sức khỏe không kém sút; đến người đời nay tuổi mới 50 mà sức khỏe đã kém sút. đó là vì thời thế khác chăng ? Hay là lỗi tại người chăng ?
Kỳ Bá thưa rằng :
– Về ñời Thượng Cổ, những người biết đạo bắt chước ở Âm Dương, điều hòa với thuật số uống ăn có mực, khởi cư có thường, không làm quá sức, cho nên giữ gìn được hình hài và tinh thần, sống trọn số trời, 100 tuổi mới thác
Người ñời nay thì không thế : lấy rượu thay làm nước uống, lấy càn bậy làm sự thường; đương lúc say lại nhập phòng, do lòng dục làm kiệt mất tinh, hao tán mất khí chân nguyên, không biết gìn giữ cẩn thận, không biết điều dưỡng tinh thần, chỉ cốt cho được khoái tâm, làm trái ngược cái thú của sự dưỡng sinh, khởi cư không có điều độ … cho nên mới độ nửa trăm tuổi đã rất là suy yếu.
Bậc Thánh nhân đời Thượng cổ ñã răn dạy người dưới biết xa lánh hư tà tặc phong, trong lòng điềm đạm hư vô; Chân khí thuận theo, tinh thần bền vững, bịnh do đâu mà sinh ra được, vì vậy nên chí nhàn mà ít dục, tâm yên mà không sợ, hình mệt mà không quá, chân khí ñều hòa, mọi sự ñều được thỏa mãn, mãn nguyện
Ăn đã đủ ăn, mặc lại đủ mặc ; phong tục vui vẻ, trên dưới êm hòa, không hề ganh tỵ … Nên dân thời kỳ đó gọi là PHÁC
Do đó những điều dâm tà không thể làm bận lòng họ ; những điều ham muốn không thể làm mỏi mắt họ. Kẻ ngu người khôn, người hay kẻ kém, không phải sợ đến ngoại vật, nên mới hợp với đạo…. Vì thế, nên mới có thể sống linh 100 tuổi mà sức khỏe vẩn không kém sút … đó là bởi “ĐỨC TOÀN” vậy
Chà: Quyển “Hoàng đế nội kinh tố vấn” này hay quá các bác ạ, đọc thôi – các bác thử đọc bản đẹp bên dưới để thấy sự tinh túy của cuốn sách này, đúng thật không hổ danh là: Tứ kiệt đông y.