Giới Thiệu Chọn giống lúa lai
Tôi rất hân hạnh được đọc tài liệu Chọn giống lúa lai của TS. Nguyễn Thị Trâm biên soạn trong những ngày đầu xuân năm 1995, với nhiều tư liệu phong phú đã được hệ thống hóa, mong muốn giới thiệu với bạn đọc những kiến thức bổ ích về chọn giống lúa lai.
Như chúng ta đã biết, ưu thế lai là hiện tượng phổ biến trong giới sinh vật. Lịch sử của trên 100 năm nay, các nhà khoa học của thế giới đã nghiên cứu để khai thác hiệu ứng ưu thế lai, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất sinh học can, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành sản phẩm thấp, góp phần làm nên những biến đổi kỳ diệu của ngành sản xuất nông nghiệp toàn thế giới.
Lúa gạo là một trong những ngành lương thực chủ yếu của loài người, nhất là của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Hơn 5 tỉ người trên thế giới hiện nay tiếp nhập bức thông điệp về nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, khi dân số trên hành tinh tiếp tục tăng lên, sâu lượng lương thự, khó đáp ứng nổi, cuộc sống đói nghèo đang đe dọa số phận của 800 triệu người hiện nay và có thể đe dọa cuộc sống của trên 1 t người vào những năm đầu thập kỷ 21.
Đứng trước nguy cơ đó, các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tìm tòi khai phá con đường tăng trưởng nhanh sản xuất lương thực, trước hết là sản xuất lúa.
Nhiều thập kỷ nay, với thành tựu tạo giống lúa thấp cây, sử dụng có hiệu quả về nước và phân bản, đã tạo ra cục diện mới về sản xuất lúa trong nhiều nước. Tuy vậy, với giống lúa thấp cây hiện nay, năng suất ở nhiều nước đã đạt tới đỉnh cao, khó vượt qua “ngưỡng” giới hạn để tiếp tục tạo ra năng suất cao hơn. Trước tình hình đó, các nhà khoa học nhiều nước đã tập trung nghiên cứu sử dụng ưu thể lai của lúa, là loại cây trồng tự thụ phấn điển hình, việc sử dụng ưu thế lại có khó khăn, nhất là trong khâu sản xuất hạt lại.
Vài thập kỷ nay, với thành tựu mới về công nghệ sản xuất hạt lúa lại được nghiên cứu, việc ứng dụng ưu thế lai của lúa đã thành công lớn Trung Quốc và đang được ứng dụng ở một số nước, trong đó có Việt Nam mở ra một hướng đi mới để tăng nhanh sản lượng lúa của thế giới.
Nước ta đã áp dụng thành tựu khoa học về lúa lại có kết quả bước đầu. Năng suất lúa lai so với lúa thường tăng 20-30%, đang hứa hẹn nhiều triển vọng.
Tuy vậy, để áp dụng rộng rãi công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam, còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có rất nhiều việc đang trông chờ sự nỗ lực vượt bậc của các nhà khoa học nước ta. Tác giả cuốn sách này là một nhà khoa học nữ đã giành nhiều công sức trong nhiều năm nay nghiên cứu chọn tạo giống lúa và lúa lai ở Việt Nam. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ đến với đồng đảo bạn đọc và cũng mong tác giả tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa với nhiều công trình khoa học phục vụ chương trình phát triển lúa lai ở Việt Nam.
Hà Nội, ngày 7-2-1995
NGUYỄN CÔNG TẠN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CNTP