Cuốn sách “Bệnh ung thư và thực đơn phòng chữa trị” được biên soạn nhằm đem tới cho mỗi người những hiểu biết bao quát và căn bản về ung thư:
Nguyên nhân và các tác nhân gây ung thư. Sự hình thành, tiến triển của bệnh ung thư. Các biện pháp hiệu quả phòng ngừa ung thư. Món ăn hài thuốc phòng trị unq thư…
Cuốn sách Bệnh ung thư và thực đơn phòng chữa trị sẽ bồi đắp cho bạn đọc những nhận thức căn bản, đúng đắn, thực tế và chủ động về bệnh ung thư để từ đó có lối sống lành mạnh, giữ gìn sức khỏe thể chất, tinh thần tránh được bệnh tật.
Những bệnh nào được coi là bệnh ung thư:
Bệnh ung thư là gì? Nói một cách đơn giản, đó là do cơ thể chịu tác dụng của những tác nhân gây ung thư, làm cho các tổ chức tế bào phát triển đột biến không có quy luật, sinh sản vô độ, xâm nhập khắp nơi, hình thành những khối u.
Tế bào ung thư là những tế bào tăng sinh bình thường phát triển đột biến gây ra. Những tế bào bình thường phát triển có giới hạn. Nhưng do cơ chế tự không chế bị phá hoại, tế bào ung thư có thể phát triển không có giới hạn, tạo nên những khôi u ác tính.
Thực trạng của bệnh ung thư như thế nào:
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có chừng 6 triệu người mắc bệnh ung thư, trong số đó khoảng 5 triệu người bị tử vong. Tính ra ở Mỹ cứ 5 người lớn thì có 1 người chết vì ung thư. Có 2 trẻ nhỏ chết vì ung thư (bạch cầu) trong tổng số 28 người bị chết ở tuổi dưới 15.
Ở châu Âu, tỷ lệ ung thư có mức độ cao là: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư dạ dày, ung thư vòm họng và ung thư đường hô hấp thường gặp nhiều ở châu Á. Ung thư dạ dày có tỷ lệ rất cao ở Nhật (79/100.000 người) và chiếm 65% tổng số tử vong vì ung thư.
Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng sơ bộ cho thấy: Nam giới thường mắc ung thư dạ dày, vòm họng, phổi, dương vật. Nữ thường bị ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Ung thư gan thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Cũng theo các số liệu quốc tế thì con số các loại bệnh ung thư đã tăng nhanh trong vòng 80 năm qua.
Câu hỏi nhiều người quan tâm: Bệnh ung thư có thể chữa khỏi được không?
Mọi người, kể cả trong giới y học đều cho rằng bệnh ung thư không thể chữa khỏi được. Đó là một quan niệm sai lầm phổ biến nhất. Đối với bệnh ung thư, nhờ các thành tựu đạt được trong công tác phòng, phát hiện sớm và điều trị, ở các nước tiên tiến, người ta có thể chữa khỏi hơn 50% trong tổng số các loại ung thư. Một cách tổng thể, có 1/3 bệnh ung thư có thể dự phòng được, 1/3 ung thư được chữa khỏi nhờ phát hiện bệnh sớm. Và bằng các phương pháp điều trị, chúng ta có thể kéo dài, nâng cao chất lượng sống cho 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại.
Nếu các bác sĩ ở tuyến cơ, sở được trang bị đầy đủ kiến thức và hiểu biết về ung thư sẽ góp phần rất quan trọng trong phòng và phát hiện sớm ung thư, qua đó góp phần giảm tỉ lệ mắc và chết do căn bệnh này.
Thông thường, nếu bệnh nhân sống thêm 5 năm sau điều trị mà không có dấu hiệu tái phát hay di căn thì được đánh giá là khỏi bệnh như: ung thư da, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung…
Vậy ung thư có thể chữa khỏi được không? Qua thống kê ở một số cơ sở chuyên khoa đầu ngành cho thấy, 60% bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở Bệnh viện K (Hà Nội), 10% số bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở Bệnh viện Việt Đức và 15-33% bệnh nhân ung thư vòm họng ở Bệnh viện K (Hà Nội)… sống qua được 5 năm điều trị.
Tuy nhiên cũng có thể khẳng định, có bệnh nhân được điều trị khỏi nhưng con số chưa nhiều và tỉ lệ sông còn phải tùy thuộc vào việc phát hiện sớm, có phương tiện chẩn đoán và điều trị phù hợp, có các chuyên gia chuyên khoa ung thư giỏi.